20/12/2024 06:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Con cái gen Z xa lánh gia đình vì những lý do thuộc về cảm xúc

Việc xây dựng một môi trường gia đình hòa hợp không hề dễ dàng, đặc biệt là với các cha mẹ có con cái thuộc gen Z.

Cha mẹ cười cợt, con cái gen Z càng xa lánh gia đình - Ảnh 1.

Niềm tin của cha mẹ vào con cái là nguồn động lực lớn, có giá trị lớn lao giúp con vượt qua mọi thử thách - Ảnh minh họa: AI

Đôi lúc, những hành động vô tình của cha mẹ có thể khiến gen Z cảm thấy xa lánh gia đình. Sự cô đơn này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của người trẻ, thường kéo dài đến cả khi trưởng thành.

Dưới đây là một số cách ứng xử của cha mẹ có thể khiến con cái ngày càng rời xa gia đình.

Đùa cợt về sự trưởng thành của con cái gen Z

Theo một khảo sát của Gallup, 46% gen Z cảm thấy không được cha mẹ thấu hiểu, đặc biệt là về giải quyết xung đột, giao tiếp cởi mở và thể hiện tình cảm. Hơn 62% chỉ mong muốn được cha mẹ lắng nghe khi họ buồn, thay vì bị chỉ trích, nhận lời khuyên không cần thiết, hoặc bị chế nhạo vì những vấn đề riêng của mình, ví dụ như mức độ trưởng thành.

Giữa cha mẹ và gen Z tồn tại khoảng cách thế hệ, do những khác biệt về văn hóa, chuẩn mực xã hội, công nghệ, niềm tin và hệ giá trị, cùng với những căng thẳng lớn như bất ổn tài chính. Những xung đột lớn về giao tiếp thường bắt đầu từ việc gen Z thấy không được cha mẹ coi trọng, bị đùa cợt hoặc không được lắng nghe một cách tích cực.

Con giàu cảm xúc, cha mẹ lại bảo "làm quá"

Gen Z được xem là thế hệ có khả năng nhận thức về cảm xúc nhiều nhất, bởi họ tiếp cận dễ dàng với kiến thức về sức khỏe tinh thần, mối quan hệ lành mạnh, chăm sóc bản thân và phát triển cá nhân.

Trong khi đó, đôi khi cha mẹ lại không phải là người cởi mở hay có trí tuệ cảm xúc cao, thường kìm nén cảm xúc và né tránh những chủ đề khó, lại hay thao túng tâm lý hoặc chỉ trích con cái, nói rằng con "đang làm quá" hoặc "quá nhạy cảm" để tự trấn an mình. Điều này khiến các bạn trẻ gen Z dần xa lánh và không muốn trò chuyện cùng cha mẹ.

Né tránh cãi cọ

Cha mẹ có xu hướng né tránh xung đột thường gây ra sự bất an về mặt cảm xúc trong gia đình. Việc né tránh nói chuyện về các vấn đề tâm lý, cảm xúc của con cái sẽ khiến xung đột không được giải quyết. Con cái vì vậy cũng thêm oán giận. Không được nói chuyện thẳng thắn, rõ ràng, cởi mở với cha mẹ, người trẻ gen Z sẽ cảm thấy không được thấu hiểu, nên xa cách hơn.

Không lên tiếng bảo vệ con

Cha mẹ không thể bảo vệ con mình khỏi mọi khó khăn trong cuộc sống, nhưng họ có thể can thiệp và bảo vệ con khi cần thiết, như khi con bị bạn bè bắt nạt, giúp con học hỏi từ sai lầm, hay khuyến khích con giao tiếp cởi mở và trung thực.

Ngược lại, cha mẹ khiến con cái có cảm giác bị bỏ mặc lúc khó khăn sẽ góp phần làm thế hệ Z có thêm khoảng cách với gia đình. Các bạn trẻ này cũng gặp khó khăn trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc, do cảm giác không được hỗ trợ trong quá trình trưởng thành.

Thiên vị

Sự thiên vị có thể được biểu hiện dưới dạng cha mẹ ít khắt khe hơn, thưởng nhiều hơn, hoặc tâm sự, chăm sóc nhiều hơn giữa hai hoặc vài người con. Điều này phá hoại mối quan hệ cân bằng giữa những người con trong gia đình và thậm chí gây ra oán giận.

Sự thiên vị cũng có thể gây ra các vấn đề về lòng tự trọng, cảm giác cô đơn và sức khỏe tinh thần ở người trẻ. Hậu quả, nhiều bạn trẻ thế hệ Z cảm thấy thoải mái nhất khi không ở nhà hoặc không ở gần cha mẹ.

Không tôn trọng ranh giới của con cái

Nhiều bậc cha mẹ không tôn trọng một số ranh giới của con cái thế hệ Z, đặc biệt là trong việc con sử dụng điện thoại di động và các nhu cầu công nghệ.

Sự bảo vệ quá mức này thường gây hại nhiều hơn lợi ích, đẩy con cái ra xa và phá hoại các yếu tố cơ bản như sự tin tưởng, tôn trọng và giao tiếp cần thiết cho mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ nói xấu nhau trước mặt con

Việc cha mẹ "nói xấu" nhau với con cái có thể gây ra những tác động tiêu cực đến mối quan hệ gia đình, sự thoải mái khi ở nhà và kỹ năng giao tiếp của con với cả hai người.

Khi tạo ra những cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ chỉ trích về người còn lại trong tâm trí trẻ, cha mẹ có thể kiểm soát câu chuyện của gia đình. Điều này đặc biệt phổ biến ở những cha mẹ đã ly hôn hoặc ly thân.

Việc "tẩy chay cha/mẹ" không chỉ đặt con cái vào tình huống khó xử, mà còn làm nảy sinh những cảm xúc khó chịu như tội lỗi và xấu hổ ở người trẻ thế hệ Z, khiến họ muốn né tránh nhiều hơn.

Cha mẹ thiếu tự tin

Cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc gần như luôn đấu tranh với sự thiếu tự tin của chính mình. Họ được dạy, hoặc học được rằng việc bộc lộ cảm xúc và giao tiếp cởi mở với người khác sẽ chỉ khiến họ bị chế giễu hoặc phán xét, vì vậy họ khép mình lại. Ngay cả với con cái, họ cũng ứng xử như vậy và khiến cho con có cảm giác đó là cách bảo vệ bản thân đúng đắn.

Hành vi này có thể khiến người trẻ thế hệ Z cảm thấy bị cô lập và xa lánh, đồng thời không biết bày tỏ cảm xúc và xử lý các mối quan hệ.

Nghi ngờ các công việc "phi truyền thống" và công nghệ

Là thế hệ sinh ra trong thời đại số, gen Z dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội, điện thoại di động và công nghệ, đến mức chúng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ, từ học hành, công việc, đến sở thích và đam mê.

Cha mẹ nghi ngờ hoặc hạ thấp quan điểm và cơ hội mới của con mình liên quan đến các công việc phi truyền thống và công nghệ có thể gây ra sự oán giận trong lòng con cái và khiến con xa cách hơn. Đồng thời, người trẻ cũng sẽ cảm giác thiếu tự tin, hoài nghi, lo âu và tội lỗi vì đã theo đuổi một lĩnh vực không được cha mẹ ủng hộ.

Đổ lỗi cho người khác

Một trong những hành vi ở cha mẹ gây ra sự xa cách của con cái là xu hướng đổ lỗi và tránh né trách nhiệm. Thay vì chịu trách nhiệm về những sai lầm và hành động của mình, họ lại đổ lỗi và biến mình thành nạn nhân.

Điều này không chỉ có thể gây ra hành vi tương tự ở con cái khi chúng lớn lên, mà còn khiến chúng xa cách trong những mối quan hệ với cha mẹ. Con cái học được rằng mắc sai lầm là điều cần tránh bằng mọi giá, ngay cả khi điều đó có nghĩa là lừa dối những người gần gũi nhất với mình.

Không thể hiện tình cảm

Khả năng trao và nhận sự yêu thương cởi mở trong gia đình là điều cần thiết để nuôi dưỡng một mối quan hệ lành mạnh. Khi không nhận được tình cảm từ cha mẹ một cách vô điều kiện, con cái sẽ tìm đến những hành vi tiêu cực nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ, đấu tranh để cảm thấy được yêu thương hoặc dần dần xa lánh gia đình.

'Làm việc với gen Z, nhân sự các... gen khác thấy áp lực'

Xóa bỏ khoảng cách và những khác biệt toàn diện giữa nhân sự nhiều thế hệ, đặc biệt với các bạn trẻ gen Z, từ đó tạo sự bứt phá cho doanh nghiệp luôn là bài toán khó cho các lãnh đạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar