28/07/2023 11:12 GMT+7

Con sán dây dài 6m trong người cô gái thích ăn bò tái

Cô gái 25 tuổi (ngụ ở Hà Nội) hốt hoảng khi phát hiện trên đồ lót của mình có những đoạn trắng như xơ mít và ngọ nguậy. Sau khi uống thuốc bác sĩ kê, cô gái thấy con sán dây dài 6m xổ ra khỏi cơ thể.

Phở bò tái là món ăn khoái khẩu của nhiều người - Ảnh: NAM TRẦN

Phở bò tái là món ăn khoái khẩu của nhiều người - Ảnh: NAM TRẦN

Sán dây dài 6m "chui" ra khỏi cơ thể

Vì cho rằng bò tái sẽ ngọt và bổ hơn thịt bò chín, T. (25 tuổi, Hà Nội) thường xuyên ăn phở bò tái và lẩu bò. Gần đây, cô gái hốt hoảng khi nhìn thấy vật thể lạ ở quần lót, giống những đoạn dây trắng như xơ mít và vẫn chuyển động.

Lo lắng, T. theo dõi mỗi lần đi đại tiện, thỉnh thoảng cô cũng phát hiện những vật thể lạ này đang ngọ nguậy trong phân. Lên mạng tìm hiểu, cô gái nghi ngờ những đoạn trắng nhỏ đó là đốt sán thoát ra từ hậu môn.

Cô đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương (Hà Nội) khám. Kết quả xét nghiệm phân phát hiện cả đốt sán và trứng sán dây

T. được chẩn đoán nhiễm sán dây bò và chỉ định dùng thuốc điều trị sán dây trưởng thành. Sau khi uống thuốc bác sĩ kê, cô thấy con sán dài 6m xổ ra khỏi cơ thể.

PGS.TS Đỗ Trung Dũng, trưởng khoa ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương, cho biết những biểu hiện của bệnh nhân là biểu hiện điển hình của nhiễm sán dây bò.

Đốt sán dây bò khi ra ngoài môi trường vẫn có thể còn chuyển động, còn đốt sán dây lợn thường chỉ dính theo phân ra ngoài và không chuyển động như sán dây bò.

Sán có thể tồn tại 25 năm trong cơ thể người

Các mẫu sán được lưu trữ tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - Ảnh: T.LOAN

Các mẫu sán được lưu trữ tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - Ảnh: T.LOAN

Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng, gần đây Bệnh viện Đặng Văn Ngữ tiếp nhận nhiều bệnh nhân tới khám vì bệnh liên quan tới ký sinh trùng dù hiện nay điều kiện sống, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường đã được cải thiện hơn trước đây khá nhiều.

Bệnh sán dây trưởng thành phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỉ lệ nhiễm dao động 0,5 - 12%. 

Trong đó, chủ yếu là nhiễm sán dây bò, chiếm 70 - 80%, sán dây lợn chiếm tỉ lệ thấp hơn 10 - 20%. Sán dây thường dài 2 - 4m, có khi tới 8 - 10m. Trong số những người đến khám, khoảng 20 - 30% bị các bệnh giun sán như sán lá gan, sán dây lợn, sán dây bò.

PGS.TS Dũng cho biết nhìn bên ngoài sán dây có hình thể như một dải băng và có 3 phần. Phần đầu là một hình cầu mang 4 giác hút và có bộ phận bám dính, đốt cổ thường thắt lại.

Phần thân gồm nhiều đốt và những đốt tùy theo độ phát triển mà có thể phân thành đốt sán non, đốt sán trưởng thành và đốt già.

Các đốt non sẽ mọc ra từ đốt cổ, còn các đốt già sẽ rụng dần. Sán dây trưởng thành ký sinh trong cơ thể người sẽ phát triển dần bằng cách nảy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng nghìn đốt sán mới.

Những con sán này sống nhiều năm trong cơ thể người và có thể tồn tại lên tới 25 năm. Chiều dài của sán dây bò trưởng thành lên tới 4 - 12m. Mỗi đốt già khi rụng ra ngoài có khoảng 50.000 trứng sán bên trong.

Nên ăn chín, uống sôi

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm sán là do không bỏ được thói quen thích ăn thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín. 

Những người nhiễm sán dây bò là do thói quen ăn thịt bò có nhiễm nang sán chưa được nấu chín. Ăn lẩu bò hoặc phở bò, nước lẩu không đủ sôi, thịt chưa chín kỹ cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sán vào cơ thể.

Các món bò tái cuốn lá cải, bò tái chanh… đều không tiêu diệt được sán bởi nước chanh sẽ không giúp diệt ấu trùng sán bên trong thịt.

Người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người. 

Dưới tác dụng của dịch vị, dịch ruột, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang sán và phát triển thành con trưởng thành. Nhờ có 4 giác miệng trên đầu, sán bám vào niêm mạc ruột thường.

"Tại đây, sán hút các chất bổ dưỡng từ ruột và phát triển. Chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non. Thường chỉ có một con sán trong một người. Từ khi xâm nhập ấu trùng cần khoảng 3 tháng để phát triển thành con trưởng thành", PGS.TS Dũng nói.

Người nhiễm sán sẽ có triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, kéo dài, đường ruột thường xuyên có cảm giác khó chịu, bứt rứt.

Bác sĩ khuyến cáo bệnh sán dây bò là một bệnh rất dễ mắc phải, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để phòng bệnh, người dân không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm sán và nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

7 loại giun sán ký sinh trong người cô gái 26 tuổi

Nhiều năm nay M. (26 tuổi, Quảng Bình) thường xuyên ngứa ngoài da. M. bất ngờ khi bác sĩ thông báo có 7 loại giun sán trong người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Tin tức đáng chú ý: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử; Người dân TP.HCM ăn quá mặn; Thêm một cổ phiếu bị buộc rời khỏi sàn chứng khoán...

Tin tức sáng 21-5: Hôm nay Quốc hội ấn định ngày bầu cử khóa mới; Người dân TP.HCM ăn quá mặn

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?

Liên quan quảng cáo Nestlé Milo 'được thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng quốc gia', Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm.

Nestlé Việt Nam nói gì về việc sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar