06/08/2014 06:17 GMT+7

"Con rớt đại học rồi mẹ ơi"

ÁNH NGUYỆT
ÁNH NGUYỆT

TT - “Con rớt ĐH rồi mẹ ơi, con đã làm khổ bố mẹ. Con thất bại rồi, nhục nhã quá...”.

Sau khi biết kết quả thi ĐH chỉ được 16 điểm, con gái vừa khóc mếu máo vừa nói như vậy.

Mẹ biết con cảm thấy đau khổ khi trượt ĐH. Con luôn miệng bảo cái tiếng 12 năm là học sinh giỏi, cái tiếng là bí thư chi đoàn xuất sắc, cái tiếng khi bấy lâu nay nhận quá nhiều lời khen cho nên giờ đây rớt ĐH đối với con là một cú sốc.

Mẹ không vui khi con nói: “Con xin lỗi vì đã để bố mẹ phải thất vọng”. Bởi những lời đó thể hiện rằng con đang mặc cảm, đang tự ti, mà trong mắt mẹ, con vốn là đứa con gái bản lĩnh, tự tin cơ mà.

Mẹ là cô giáo, vậy mà thật khó để có thể xích lại gần con hơn. Nhất là khi con cứ khăng khăng với ý nghĩ: “Con làm mẹ xấu hổ với đồng nghiệp của mẹ lắm phải không ạ?”. Mẹ lắc đầu thì con lại khóc: “Con sợ mẹ bị mang tiếng vì có con rớt ĐH”.

Con bị rơi vào tâm trạng khủng hoảng như thế. Con không chịu tiếp xúc bên ngoài. Mỗi khi có ai đến chơi, con cứ giam mình trong phòng. Câu cửa miệng của con là: “Con không muốn xuất hiện vào lúc này vì sợ mẹ bị mất mặt”.

Con bảo rằng rớt ĐH thì bố mẹ sẽ bị mang tiếng, bị chê cười. Con hoang mang nghĩ rằng mình là kẻ bất tài, không làm được trò trống gì. Trước khi thi ĐH, con luôn trong tinh thần “phải đỗ ĐH”. Con học nhiều hơn, con thức khuya nhiều hơn, thời gian ngủ ít đi. Con mệt mỏi, mắt thâm quầng nhưng vẫn bảo không sao, bởi ý nghĩ phải đỗ ĐH cứ “đè” lên đôi vai con.

Con luôn được thầy cô khen ngợi, bạn bè quý mến. Có lẽ lỗi một phần cũng do bố mẹ. Bố mẹ luôn lấy thành tích của con cái là niềm hãnh diện, là thước đo cho niềm tự hào. Mẹ biết con bước vào kỳ thi với một áp lực vô hình nhưng rất lớn. Thế nên khi trượt ĐH, con cảm thấy mình là đứa con hư, làm bố mẹ thất vọng, xấu hổ.

Con gái à, con đừng nghĩ rằng trượt ĐH là thất bại. Con còn nhiều sự lựa chọn khác. Bởi nhẽ ĐH cũng đâu thể quyết định được sự thành công của mỗi người?

Với nhiều người, ĐH là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công của những cô cậu vừa tốt nghiệp THPT. Nhưng con cũng phải hiểu rằng ĐH đâu phải là tấm vé duy nhất để con bước vào đời?

Bao nhiêu tấm gương thành công không qua ĐH mà con vẫn thường được nhìn thấy, nghe thấy đâu đấy trên báo đài đấy thôi.

Con đừng từ bỏ ước mơ của mình. Những ngày qua là khoảng thời gian mà hai mẹ con mình gặp phải những khó khăn không nhỏ. Sự khép kín, trầm lặng của con làm mẹ rất đau lòng. Kỳ thi ĐH được ai đó ví như là cơ hội và thách thức, nếu con không thành công thì cũng có được nhiều kinh nghiệm.

Mọi sự cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng, cơ hội sẽ không bao giờ đóng lại nếu như con không từ bỏ.

Con gái à, trượt ĐH năm nay, con có thêm cơ hội để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu cho mình. Con còn trẻ, còn nhiều cơ hội, con hiểu không? Hãy bắt đầu lại con nhé...

Mẹ của con.

ÁNH NGUYỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar