19/02/2024 11:50 GMT+7

Con người hiện nay có thể sống tối đa bao nhiêu năm?

Tuổi thọ là một điều khó xác định vì có rất nhiều yếu tố liên quan. Nhưng nghiên cứu mới cho rằng con người khó vượt qua mốc 115 tuổi.

Tuổi thọ trung bình của con người hiện đã tăng lên 90 - Ảnh: UNILAB

Tuổi thọ trung bình của con người hiện đã tăng lên 90 - Ảnh: UNILAB

Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Erasmus Rotterdam (Hà Lan) đã xem xét tuổi thọ của 75.000 người ở Hà Lan qua đời trong 30 năm qua.

Bằng cách tính tuổi thọ của những người trong nghiên cứu, các nhà khoa học xác định tuổi thọ tối đa của một người trung bình là 90. Nhưng điều đó không có nghĩa là đến mốc 90 con người sẽ chết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng con người thọ lắm có thể sống đến 115 tuổi và khó thể vượt quá mốc này.

Họ cũng phát hiện phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới một chút: tuổi thọ tối đa của phụ nữ là 115,7, còn đàn ông là 114,1 tuổi.

Giáo sư John Einmahl, một trong ba nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, nói với Hãng tin AFP: “Tuổi thọ trung bình đã tăng lên. Tuy nhiên, mức trần tối đa vẫn không thay đổi".

Dù vậy, ông thừa nhận có những trường hợp con người vượt chuẩn mực và sống quá tuổi thọ tối đa kể trên.

Người đàn ông lớn tuổi nhất từng được kỷ lục Guinness thế giới xác nhận là một cụ ông người Nhật Bản tên Jiroemon Kimura, sống tới 116 tuổi. Ở phía nữ, nữ tu người Pháp André đã sống được 118 năm, trước khi qua đời vào đầu năm 2023. 

Người được Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận sống lâu nhất thế giới hiện nay là cụ bà Maria Branyas Morera, sinh ra ở Mỹ, năm nay 115 tuổi. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019, bà Morera cho rằng bà sống lâu nhờ "một cuộc sống trật tự và rất dễ chịu về mặt xã hội... một cuộc sống tốt đẹp, không thái quá". 

Tuổi thọ trung bình của người Việt: 73,7

Khi nói đến tuổi thọ của bất kỳ cá nhân nào, lối sống rõ ràng đóng một vai trò quan trọng. Từ chế độ ăn uống, tập thể dục đến các thói quen như uống rượu và hút thuốc đều có liên quan, và đều là những thứ mà con người có thể kiểm soát được. Và sau đó là sự hao mòn cơ thể nói chung đi kèm với sự lão hóa.

Dữ liệu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho thấy tuổi thọ toàn cầu tính đến năm 2023 là 70,8 tuổi đối với nam và 76,0 tuổi đối với nữ, trung bình là 73,4 tuổi. Tuổi thọ thay đổi đáng kể theo vùng cũng như theo quốc gia và vào năm 2023, dao động theo vùng từ mức thấp nhất là 57,7 năm ở Tây Phi đến mức cao nhất là 82,7 năm ở Tây Âu.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023 tuổi thọ trung bình của dân số cả nước là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

Tìm ra dấu vết sinh học của những người sống thọ trăm tuổi

Giới khoa học vẫn luôn muốn làm sáng tỏ bí ẩn để kéo dài tuổi thọ của con người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar