25/02/2018 10:49 GMT+7

Con người biết nói từ 1,8 triệu năm trước?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Từ 1,8 triệu năm trước, người đứng thẳng (Homo Erectus) đã biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp, tức sớm hơn 1 triệu năm so với chúng ta vẫn nghĩ.

Con người biết nói từ 1,8 triệu năm trước? - Ảnh 1.

Người đứng thẳng sống cách đây 1,8 triệu năm có phải sở hữu ngôn ngữ đầu tiên? - Ảnh: Alamy

Giả thuyết này do Daniel Everett, giáo sư của Trường ĐH Bentley (Massachusetts, Mỹ) đồng thời là tác giả của quyển How Language Began (Ngôn ngữ bắt đầu ra sao?), đưa ra mới đây.

Trước đó, hầu hết nhà cổ sinh vật học đều cho rằng ngôn ngữ là bước tiến vượt bậc của người Homo Sapiens (người tinh khôn) cách đây khoảng 350.000 năm.

Nhưng theo GS Everett, người đứng thẳng sống cách đây 1,8 triệu năm đã sáng tạo ra ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ khi săn bắn hay khi đóng tàu chinh phục những hòn đảo xa như Flores ở Indonesia và Crete ở Hi Lạp.

"Mọi người cho rằng người đứng thẳng chưa thông minh, đơn giản chỉ là một sinh vật giống khỉ. Nhưng tôi thấy người đứng thẳng có những bước tiến rất lớn ở thời đại của mình", GS Everett phát biểu tại cuộc gặp thường niên của Hiệp hội vì sự phát triển khoa học Mỹ (AAAS) ở Austin, Texas.

Họ có khả năng lập kế hoạch, có thể chế tác công cụ. Trong đó, "gia tài" lớn nhất mà người đứng thẳng để lại là khả năng đóng tàu vượt đại dương.

"Đại dương không phải là trở ngại của người đứng thẳng. Họ đã đi khắp thế giới. Do đó họ cần thuyền và cần ít nhất khoảng 20 người đồng hành để có thể đến được đích", GS Everett nói.

"Do đó, người đứng thẳng rất cần ngôn ngữ để khi chèo thuyền. Họ không thể chèo không có tổ chức như trên một khúc gỗ vì sẽ bị đánh chìm khi gặp sóng lớn. Họ phải có khả năng sử dụng mái chèo thành thạo. 

Và họ cần phải nói "chèo" hay "ngưng chèo" cho cả thuyền thực hiện đồng loạt. Họ không chỉ cần những tiếng kêu thông thường, họ cần ngôn ngữ", GS Everett lập luận.

Con người biết nói từ 1,8 triệu năm trước? - Ảnh 2.

Hóa thạch của não người đứng thẳng tìm thấy ở Indonesia - Ảnh: ABBIE TRAYLER-SMITH

GS Everett khẳng định: "Có thể họ chưa nói được những câu dài nhưng họ chắc chắn đã có thể dùng ngôn ngữ. Có thể so sánh ngôn ngữ của họ như một chiếc Ford, còn ngôn ngữ của chúng ta kiểu Tesla. Nhưng ngôn ngữ 'kiểu Ford' đó không phải là tiền ngôn ngữ mà chính là một ngôn ngữ".

"Người Homo Erectus cần được tôn trọng hơn, bởi người Homo Neanderthalis hay người Homo Sapiens (người tinh khôn) sau này đều thừa hưởng di sản của người Homo Erectus để lại", GS Everett chốt lại.

Người đứng thẳng (Homo Erectus) là loài đầu tiên của chi Homo, do đó được xem là loài người đầu tiên.

Người đứng thẳng có thể đứng trên 5 chân dài khoảng 30cm. Não của người đứng thẳng rất lớn, khoảng 950cm3, gần bằng kích thước của não phụ nữ châu Âu ngày nay.

Nơi ở của họ đã có nhiều tiến bộ khi nơi tách biệt giữa trồng trọt, chăn nuôi cũng như nơi ở, nơi ngủ và nơi sinh hoạt chung.

Tuy nhiên đến nay giả thuyết về người đứng thẳng có ngôn ngữ của GS Everett gặp phải không ít ý kiến trái chiều.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar