26/12/2019 10:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Con làm bài đi, làm sai là bố đánh'

NGUYỆT YẾN (Hà Nội)
NGUYỆT YẾN (Hà Nội)

TTO - Ngồi hướng dẫn cho con học, chồng tôi vẫn thường dọa: 'Con làm bài đi, làm sai là bố đánh'. Tôi thấy cách dạy con của chồng đang có vấn đề nhưng anh lại không công nhận điều đó. Tôi phải làm sao?

Con làm bài đi, làm sai là bố đánh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Con trai đầu của tôi đang học lớp 1. Ngay từ bé, cháu khá ương ngạnh, khó bảo và sẽ phản ứng nếu không vừa ý. 

Vợ chồng tôi thường cãi vã chuyện nuôi dạy con. Chúng tôi bất đồng quan điểm bởi lẽ chồng tôi cho rằng với tính cách ương ngạnh của con thì phải dùng đến roi vọt mới xong. Tôi thì nghĩ roi vọt chẳng giúp ích được gì, thậm chí còn có tác dụng ngược. 

Thế nên, mỗi khi chồng tôi dùng roi để dạy con, tôi cảm thấy bất bình và việc cãi nhau trở thành cơm bữa. Có lần tôi nói: "Anh cứ đánh con thế, sau này con khó bảo, ương ngạnh hơn, hung tính hơn thì trách ai". Nghe thế, chồng tôi thở dài và xách xe ra ngoài đường để hạ hỏa.

Một lần, chồng tôi đưa con đến nhà ông bà nội chơi. Đến nơi, cháu không chủ động chào ông bà, các bác và anh chị, ngay cả khi chồng tôi đã nhắc nhở. Trước thái độ cứng đầu của con, chồng tôi liền vớ chiếc roi và đánh con một trận ngay trước mặt mọi người.

Con về nhà khóc sưng mắt, hôm đó tôi gọi điện hỏi mẹ chồng. Bà kể, chồng tôi đánh con mà ai cản cũng không được. Con khóc nấc vì vừa đau vừa sợ hãi, vừa xấu hổ vì bị đánh trước mặt mọi người.

Tôi vừa xót con vừa giận chồng. Đành rằng dạy con là đúng nhưng đánh con trước mặt bao người là làm tổn thương con. Nhưng chồng tôi bao biện, anh cho rằng con hư thì phải dạy, ngày nhỏ không dạy con rồi đổ đốn, càng lớn càng khó dạy bảo. 

Anh khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình và cãi cùn: "Em dạy con theo cách của em, anh dạy con theo cách của anh. Khi anh dạy con thì em đừng can thiệp. Nếu em thấy không hợp lý thì em tự dạy con đi, xem em không đánh con, con có tiến bộ được không?".

Tôi nói, dùng bạo lực để giáo dục con chẳng làm nên cơm cháo gì, bạo lực nhỏ sẽ sinh ra bạo lực lớn hơn. Con khó bảo đôi khi cũng một phần do bị bố đánh mắng quá nhiều.

Tôi gửi cho chồng các bài báo, lời khuyên của chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý về việc phản tác dụng khi dạy con bằng đòn roi, đặc biệt là trước mặt người khác. Tôi cũng lấy dẫn chứng, có đứa trẻ đi chơi game, bị bố lột quần đánh từ quán game về đã nhục nhã ra sao. Rồi có những đứa trẻ từng bỏ nhà đi do bị bố mắng trước cổng trường vì bị điểm thấp. Nhưng dường như chồng tôi vẫn bảo thủ cho rằng mình đúng khiến không khí trong nhà hết sức mệt mỏi, căng như dây đàn.

Một lần khác, vợ chồng tôi cho con về quê ngoại chơi. Trong lúc nóng giận vì con phản ứng, cãi lời, chồng tôi lấy chiếc quạt nan đánh vào mông con, chiếc quạt gãy đôi. Mọi người ý kiến, khuyên chồng tôi đừng nên đánh con nặng tay như vậy, đôi khi nóng quá mất khôn nhưng chồng tôi đều để ngoài tai. Sau lần đó, tôi cũng nói nhiều hơn nhưng anh đều cho rằng tôi chiều con, rồi "con hư tại mẹ".

Hằng ngày, khi ngồi hướng dẫn cho con học, anh vẫn thường dọa: "Đấy, con làm bài đi, làm sai là bố đánh". Vì thế con rất sợ bố và mỗi buổi tối ngồi học bên bố thực sự là cực hình đối với con.

Biết là con trai rất ương, khó bảo nhưng tôi cảm thấy cách dạy con của chồng tôi đang có vấn đề nhưng anh lại không công nhận điều đó. Tôi hiểu sự bất đồng trong quan điểm dạy con của vợ chồng tôi là điều không hay, không có lợi cho sự phát triển của con. Nhưng tôi đang bế tắc quá và rất mong lời khuyên từ các chuyên gia và bạn đọc.

Bạn có lời khuyên hay chia sẻ nào dành cho người mẹ trong bài viết? Theo bạn, cha mẹ có nên dùng đòn roi để dạy dỗ con? Vì sao? Mời bạn chia sẻ ở ô Bình luận dưới bài hoặc email đến địa chỉ: [email protected].

Lần đánh con làm tôi ray rứt mãi

TTO - Tôi viết bài này thay lời xin lỗi con gái về cách dạy con cực đoan, cậy làm cha. Cái phát tay vào con năm ấy, khoảnh khắc mà giờ tôi gọi đúng tên là bạo hành với con cái, đã làm tôi ân hận mãi 10 năm trời...

NGUYỆT YẾN (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar