18/04/2018 14:39 GMT+7

'Nó học giỏi môn toán sao lại bị điểm 1 hả các cháu?'

HẢI BÌNH
HẢI BÌNH

TTO - Bao năm rồi, tôi vẫn nhớ gương mặt mếu máo và câu hỏi của mẹ bạn: "Nó học giỏi môn toán tại sao lại bị điểm 1 hả các cháu? Sao nó lại tự tử chỉ vì điểm 1?".

Nó học giỏi môn toán sao lại bị điểm 1 hả các cháu? - Ảnh 1.

Học sinh đang phải chịu học hành quá lớn - Tranh: DAD

T. - bạn tôi, cậu con trai Toán, Lý, Hóa đã dùng đến chiếc rèm cửa thắt cổ khi đang học lớp 10 chỉ vì một lần bị điểm 1 môn Toán.

Nếu như điểm 1 ấy không làm cô giáo thấy phiền lòng. Nếu như điểm 1 ấy không khiến bạn xấu hổ chỉ vì mình "có tiếng học giỏi", thì có lẽ bạn đã không dại dột đến vậy.

Điểm cao nhưng gặp chuyện thì như 'gà mắc tóc'

Bao năm rồi, tôi vẫn nhớ gương mặt mếu máo và câu hỏi của mẹ bạn: "Nó học giỏi môn toán tại sao lại bị điểm 1 hả các cháu? Sao nó lại tự tử chỉ vì điểm 1?".

Rồi người mẹ quê ấy kể về việc đã trót mắng con lười học để bị điểm thấp, không thương cha mẹ. Nhưng giọt nước mắt ân hận ấy đâu thể giúp con trai bà sống lại?

Câu hỏi ấy cứ dằn vặt tôi, khiến tôi day dứt với sự ra đi của bạn. Tôi hiểu, bạn đã không thể chống chọi với thứ áp lực vô hình mà thầy cô và cha mẹ đặt lên vai.

Để rồi, hết năm này đến năm khác tôi lại giật mình khi đâu đó lại có chuyện trẻ tìm đến cái chết để giải thoát cho mình khỏi áp lực học hành.

Câu chuyện của nam sinh trường Nguyễn Khuyến vừa qua khiến tôi tự hỏi: "Đến bao giờ phụ huynh và giáo viên mới tỉnh ngộ? Đến bao giờ chúng ta mới trả điểm số trở về đúng vị trí của nó? Đến bao giờ trẻ em mới được học thực sự, chơi thực sự và hạnh phúc thực sự?"…

Tại sao thời nay những cái chết tức tưởi của học trò vì áp lực học tập nhưng phụ huynh vẫn muốn con đi học thêm triền miên? Đến bao giờ tình trạng đua học thêm, điểm số mới dừng lại?

Chúng ta còn đặt lên vai đứa trẻ những áp lực đến bao giờ nữa? Tại sao những điểm số vẫn có thể làm hài lòng cha mẹ thay vì sự an vui, hạnh phúc của con?

Tại sao trẻ đi học cứ bị gắn liền với điểm số? Tại sao phụ huynh chúng ta cứ bị lóa mắt bởi điểm 9, điểm 10? Ai sẽ trả lời những câu hỏi ấy?

Tại sao thời nay, nhà nhà người người ép con đi học thêm tiếng Anh? Bởi vì ai cũng mong con mình sớm hội nhập quốc tế, có thể trở thành công dân toàn cầu?

Cơ mà có một điều lạ là nhiều phụ huynh ngu muội đến mức "coi tiếng Anh là tất cả". Ngay cả nói tiếng Anh như gió khi những kỹ năng tự chăm sóc bản thân, ứng phó với hiểm nguy, trẻ lại như "gà mắc tóc".

Trẻ liệu có thể hội nhập được hay không khi thông thạo tiếng Anh nhưng lại mù tịt kỹ năng sống? Trẻ có thể trở thành công dân toàn cầu đúng nghĩa nếu như từ từ cái khăn rửa mặt đến cái bàn chải đánh răng đều một tay mẹ lo?

Con cái gánh gồng ước mơ của cha mẹ

Chắc chắn, nhiều trẻ sẽ tự giải phóng cho mình khỏi áp lực học tập bằng những cách khác nhau. Nhưng có một điều đáng tiếc, không ít trẻ đang phải gồng gánh thay ước mơ mẹ cha, thỏa ước nguyện cha mẹ thay vì mong ước của mình.

Tại sao thời hiện đại nhưng cha mẹ lại để trẻ cô độc trong cuộc chiến mang tên học? Tại sao người ở gần nhất - mẹ cha lại không nghe, không thấu được nỗi niềm của con?

Phải chống chọi với mọi áp lực chính là một thứ bệnh tật kinh khủng, nó âm thầm diễn ra bên trong và khiến trẻ trầm cảm, nó thầm lặng giết con người ta. Còn biết bao nhiêu đứa trẻ vẫn đang còn phải sống trong áp lực, trong trăn trở nghề nghiệp của mẹ cha.

Phải chăng không ít bậc phụ huynh đã và đang trao quyền cho điểm số? Để rồi khiến con trẻ có những "điểm mù" về tương lai, về hướng đi, rằng nếu bị điểm thấp nghĩa là không thể thành công.

Ai đó nói, "điểm số là cái đinh gỉ gì đâu". Phải, nhưng cái đinh gỉ ấy vẫn âm thầm hủy hoại tâm hồn, sự hạnh phúc giản đơn của bao đứa trẻ. Cái đinh gỉ ấy đang khiến người lớn chao đảo để có được nó, thỏa nguyện ngay trên cảm xúc chán nản, mệt mỏi và tuyệt vọng của con.

Người lớn cũng có lúc sai, có lúc thất bại. Vậy tại sao, một đứa trẻ lúc nào cũng phải đúng? Tại sao các con không có quyền được sai? Tại sao trẻ không thể bị điểm kém? Tại sao vẫn còn những người mẹ ngạc nhiên: "Chỉ có điểm 8 thôi ư?".

Đến bao giờ người lớn chúng ta mới thôi nghĩ: nếu con không học giỏi, điểm số của con không cao, nếu con không thông thạo tiếng Anh sẽ bị mất nhiều cơ hội việc làm trong nhiều năm nữa?

Nhưng nếu như con có tất cả những thứ đó mà con vẫn thiếu kỹ năng sống, thiếu những cảm xúc yêu thương, thiếu niềm vui hạnh phúc thì thứ hành trang mang tên điểm số, mang tên tiếng Anh kia có nghĩa lý gì?

Có mấy phụ huynh cùng lắng nghe cảm xúc của con, có thể nói với con như cái tựa đề bài hát "tôi ơi, đừng tuyệt vọng"? Hay chúng ta mải mê chạy theo thành tích?

Chặng đua của con trên đường đời còn dài lắm. Nhưng có mấy người nhận ra mạng sống của đứa trẻ đang rẻ mạt hơn điểm số?

TTO - Trước khi tự tử, nam học sinh để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối.

HẢI BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Chương trình giáo sư thỉnh giảng hướng tới mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

'Tôi muốn dành tặng một món quà ý nghĩa, chính là bộ lễ phục cử nhân mà các bạn đang khoác trên mình, với mong muốn các bạn sẽ luôn nhớ về trường trong hành trình sắp tới', ông Hoàng Quốc Việt chia sẻ.

Gần 1.500 sinh viên Hoa Sen bất ngờ được tặng lễ phục tốt nghiệp

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Năm 2025, tân sinh viên Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị sẽ được nhà trường tặng một máy tính xách tay phục vụ học tập, nghiên cứu và phát triển kỹ năng số.

Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tặng laptop, miễn phí ký túc xá cho tân sinh viên

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Kết luận của hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế cho rằng loại trừ phần được xác định đạo văn, trùng lặp thì nội dung ở chương 2 và chương 3 của luận án vẫn có ý nghĩa khoa học.

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025-2026 trở đi.

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Vào lớp 10 một trường ở Nghệ An chỉ cần 2,5 điểm

Học sinh dự thi 3 môn nếu đạt 2,5 điểm (bao gồm cả điểm ưu tiên và khuyến khích nếu có) sẽ trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Nam Đàn 2, Nghệ An.

Vào lớp 10 một trường ở Nghệ An chỉ cần 2,5 điểm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar