07/12/2021 10:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Còn đâu dáng ngoại khơi than hồng ngày xuân

NGUYÊN TỊNH
NGUYÊN TỊNH

TTO - "Đủ ấm chưa con, để ngoại quạt thêm xí nữa", "Khói nhiều lắm không con, hay ngoại mở hé cửa sổ ra hỉ"... Tiếng ngoại còn văng vẳng vang xa trên từng con nước vẫn miệt mài xuôi dòng phía trước mặt nhà.

Còn đâu dáng ngoại khơi than hồng ngày xuân - Ảnh 1.

Nơi căn nhà nhỏ lụp xụp nằm giáp mặt bờ sông, ngoại vẫn cần mẫn đợi, "không biết năm ni con Tịnh có về không?" - Ảnh minh họa: GIA TIẾN

Căn nhà nằm đó, dòng sông Thạch Hãn vẫn miên miên man man ở đó. Chỉ là, chúng tôi chẳng thể nào còn được nhìn ngoại cần mẫn khơi lên những ngọn lửa ấm đầu xuân.

Năm nào ngoại cũng chờ. Nơi căn nhà nhỏ lụp xụp nằm giáp mặt bờ sông, ngoại cứ hì hụi bên bếp củi than hồng, nấu từng ấm nước chè, sên từng nồi mứt gừng nóng hổi. Vừa làm, ngoại tự mình thì thào trong bụng "không biết năm ni con Tịnh có về không?".

Ngoại đã 90 tuổi. Tịnh là má tôi, cũng bước sang tuổi 64. Những năm tháng phải xa quê từ khi má còn là một đứa trẻ, cả má và ngoại đều thèm lắm hơi ấm của nhau. Biết bao yêu thương cứ kéo dài mỗi ngày một da diết, đằng đẵng.

Thi thoảng má mới về thăm ngoại trong những ngày đầu năm. Sau khi đã quán xuyến chuyện nhà cửa, cúng bái bên nhà nội cho trọn vẹn phận làm dâu trưởng, má mới tất tả khăn gói ngược ra Quảng Trị để được về nằm cạnh ngoại.

Co ro giữa cái lạnh của một Quảng Trị mờ sương, má vùi mái đầu đã hai thứ tóc vào sát gương mặt nhăn nheo của ngoại. Má nghe hơi thở ngoại phập phồng nơi lồng ngực mà bất giác rơi nước mắt.

Tôi nhớ, Tết năm nào má cũng khóc. Có lúc tôi thấy má bâng quơ nhìn ra lọn khói chiều nơi chái bếp nhà hàng xóm vừa khơi lên nồi bánh chưng cuối cùng cho kịp buổi chợ ngày 30. Có lúc, má rưng rưng nước mắt khi ngồi trước mặt ngoại, ngắm mãi cái dáng kham khổ gầy nhom vẫn đang tủm tỉm cười khi cùng má ôn lại chuyện xưa cũ.

Trong căn nhà ba gian đã phủ rêu xanh trên mái ngói, ngoại vẫn cần mẫn đợi.

Một mình ngoại chờ những tiếng bước chân của chúng tôi gõ lạch cạch trên nền gạch đỏ cũ sờn được lót đầy khoảnh sân nhỏ.

Một mình ngoại thắp lên những nén hương phảng phất mùi trầm già để cùng đón Tết với ông bà tổ tiên.

Một mình ngoại khiêng cái ghế gỗ ra đặt trước hiên, ngồi tựa đầu vào trụ cửa, dõi mắt xa xăm về con đường làng ngăn cách nhà với bờ sông để chờ đợi một vài dáng hình quen của con cháu tìm về.

Cũng một mình ngoại, đêm đêm vùi than, đóng kín cửa nẻo để tự mình khơi lên những hơi ấm rưng rức của một tuổi già vắng bóng những tiếng yêu thương sum vầy.

Hai năm dịch bệnh, chúng tôi chẳng thể về thăm quê. Quảng Trị với Đà Nẵng nào đâu xa xôi lắm. Thế nhưng khi ngoại nằm xuống, má chỉ có thể khóc lịm đi giữa những ẩn ức ngập tràn. Từng kỷ niệm vỡ ra, giàn giụa.

Đà Nẵng thực hiện giãn cách toàn xã hội, nhà với nhà cách ly 24/24. Má ở nhà, nhưng lòng đau đáu hướng về quê hương.

Ngày thất tuần 49 của ngoại, Quảng Trị vẫn còn cách ly tập trung 14 ngày đối với người về từ Đà Nẵng. Má ôm lấy nỗi nhớ ngoại, ôm lấy những yêu thương nghẹn ngào ngày một lớn dần trong trái tim để thi thoảng trong đêm, tôi nghe má thổn thức bật ra từng tiếng nấc.

Tết năm nay vẫn sẽ phủ xuống từng làn sương mờ se sắt nơi làng quê nghèo rì rào tiếng gió và tiếng nước của dòng Thạch Hãn mòn mỏi chảy xuôi. Ở đó, mái nhà mà ngoại âm thầm gìn giữ sẽ thôi không còn hơi ấm của than hồng, không còn lụp bụp tiếng nước chè sôi trên bếp hay tiếng cười giòn tan của ngoại.

Chúng tôi sẽ về để tự mình kiếm tìm cảm giác đoàn viên với những yêu thương chẳng bao giờ phai mất. Má vẫn sẽ cuộn mình trên chiếc giường tre đặt ở một gian nhà. Tôi sẽ nằm sau lưng má, vòng tay ôm lấy yêu thương lớn nhất của đời mình, giống như cách mà má đã từng vùi đầu vào lòng ngoại.

Chúng tôi sẽ cùng nhau nhớ ngoại, nhớ thật nhiều!

Còn đâu dáng ngoại khơi than hồng ngày xuân - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đón những mùa xuân tuần tự nối tiếp trong đời...

TTO - Hai tháng trước, tôi cầm túi quà đến cho V., anh công nhân nghèo ở cuối xóm trọ trong một con hẻm dài dằng dặc ở Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Tôi vô tình thấy mẩu tin nhờ hỗ trợ của anh trên một hội nhóm buôn bán của cư dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar