25/02/2014 12:46 GMT+7

Con đã hơi béo, mẹ vẫn lo con gầy

MỸ DUNG ghi
MỸ DUNG ghi

TTO - Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết, so sánh tỉ lệ trẻ béo phì ở độ tuổi mầm non tại TP.HCM và nhiều thành phố lớn của Việt Nam với các nước khác thì đều cho con số cao hơn.

Trong khi ở Mỹ, châu Âu, Úc, trẻ béo phì rơi vào độ tuổi cấp 2, 3 thì tại TP.HCM và nhiều thành phố lớn của Việt Nam, trẻ béo phì lại rơi rất nhiều vào độ tuổi nhỏ, và đáng báo động là ngay ở bậc mầm non.

Phóng to
Trẻ béo phì lại thường thích ăn nhiều đạm, chất béo - Ảnh: N.C.T.

Bác sĩ Diệp cho biết nguyên nhân đến từ phía “thích trẻ mập mạp” của đại đa số gia đình người Việt.

“Có bà mẹ đến khám dinh dưỡng ở chỗ chúng tôi, con đã hơi béo rồi mà vẫn lo lắng con thiếu cân. Sau khi được các bác sĩ dinh dưỡng phân tích thì cũng “thông” nhưng về nhà ông bà nội của bé lại “không chịu” vì vẫn cho rằng cháu của mình thuộc vào dạng ốm nhom” - bác sĩ Diệp nói.

Để cả gia đình cùng hiểu về sức khỏe dinh dưỡng của trẻ mầm non là không dễ. Đa số trẻ đến khám, người thân của các trẻ chỉ chăm chăm vào cân nặng, coi đó là một trong những chỉ tiêu để phản ánh sức khỏe của bé.

Bác sĩ Diệp gặp rất nhiều trường hợp cho rằng: "sao tháng này con tôi tăng cân ít vậy, dù nếu theo biểu đồ, tăng trưởng cân nặng của bé là ở mức bình thường”.

5 nhóm giải pháp giúp trẻ bớt béo phì

Để giảm bớt tình trạng béo phì của trẻ mầm non, bác sĩ Diệp cho biết có 5 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp đầu tiên phải đến từ gia đình.

Hàng tháng, người thân phải đều đặn đưa trẻ đến cơ sở y tế để cân đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhằm phát hiện tình trạng tăng cân quá mức và đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng xem trẻ ở tình trạng bình thường hay không.

Hiện nay, thực tế chăm sóc trẻ phân thành hai hướng rõ rệt: một là quá chăm lo và phía kia là “trời sinh voi, sinh cỏ”. Hai xu hướng trái ngược này đều dẫn đến một kết quả, đó là gia tăng trẻ béo phì, suy dinh dưỡng.

Nhóm giải pháp thứ hai là bản thân người làm bố mẹ phải đọc các hướng dẫn nuôi, chăm sóc trẻ đúng. Bố mẹ trẻ phải hướng dẫn người chăm sóc con cái đúng, tránh việc cho trẻ ăn quá mức hoặc chăm sóc “đặc biệt” quá sẽ khiến trẻ thụ động.

Nhóm giải pháp thứ ba là tích cực truyền thông đến cha mẹ của trẻ, giúp họ nhận thức được rằng nếu trẻ quá mập, quá bụ bẫm thì có hại hơn là có lợi. Về mặt khoa học, trẻ béo phì sẽ khó điều trị hơn trẻ suy dinh dưỡng vì với trẻ em, giai đoạn này là giai đoạn phát triển, không thể cấm trẻ ăn…

Nhóm giải pháp thứ tư là đào tạo thêm nhân lực cho ngành dinh dưỡng để đủ lực lượng tư vấn cho các bà mẹ, người dân về dinh dưỡng đúng, đủ, hợp lý, khoa học. Hiện nay, nhận thức của xã hội về dinh dưỡng trẻ em còn thiếu sót, một phần do nhân lực ngành dinh dưỡng còn quá thiếu.

Nhóm giải pháp thứ 5 là phải có sự phối phối hợp liên ngành y tế, giáo dục, truyền thông trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

Trên thực tế, tại TP.HCM, nhóm giải pháp thứ 5 đã thực hiện từ lâu và hiện đang được tăng cường phát triển. Hiện nay, TP.HCM đã xác định chiến lược phát triển dinh dưỡng năm 2014 của thành phố đặt trọng tâm là dinh dưỡng học đường.

MỸ DUNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar