07/04/2015 08:28 GMT+7

Có những người thầy như vậy!

LÊ LAM HỒNG (Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng)
LÊ LAM HỒNG (Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng)

TT - Có một nhà thơ đã viết “Xin cảm ơn những ngày gian khổ” để nói về thế hệ trẻ lớn lên và trưởng thành qua những tháng năm gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thầy giáo Công Anh trong lớp học đặc biệt của mình - Ảnh: My Lăng

(Sau khi đọc bài “” - báo Tuổi Trẻ ra ngày 6-4-2015)

Bản thân tôi cũng là người lính, tham gia chiến đấu trên chiến trường và trưởng thành: cứng cáp hơn, nhận thức rõ hơn về mình, về cuộc sống...

Chính gian khổ, khó khăn đã tạo nên tính cách con người, tạo nên bản lĩnh con người trước cuộc sống. “Tính cách hình thành trong bão táp/ Trí tuệ hình thành trong yên lặng” là vậy!

Những con người như thầy Trần Công Anh thật quý! Bởi trong cuộc sống bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”, trong thời buổi mà không ít người còn so đo, tính toán hơn thiệt từng li từng tí mà thầy Công Anh dám từ bỏ tất cả để đến với những mảnh đời học sinh nghèo!

Không ai bắt buộc thầy Công Anh làm điều đó mà xuất phát từ nhận thức, từ cái tâm trong sáng của thầy. Niềm vui, niềm hạnh phúc của thầy đơn giản là hằng ngày thấy các em tung tăng trong sân trường, hằng ngày đến lớp để có cái chữ cho ngày sau.

Thầy Công Anh đã đi vào cuộc đời bằng đôi chân mình chứ không đi bằng chân người khác. Thầy không dựa thế gia đình để có một chức vụ, một chỗ làm “thơm” mà chấp nhận đối mặt với cực khổ, khó khăn để thử sức mình. Chúng ta thường hô hào hãy “cống hiến” nhưng có bao nhiêu người cống hiến thật sự, thật lòng một cách thầm lặng như thầy Công Anh?

Vùng sâu, vùng xa đang rất cần cái chữ - đó là hướng thoát nghèo bền vững cho bà con ở đây, nhất là cho các em nhỏ - học để có một nghề tự nuôi sống bản thân, để trở thành con người có ích cho xã hội.

Tôi tin trong cuộc sống này còn có những người như thầy Công Anh, còn có những con người biết hi sinh vì lợi ích chung của nhiều người. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”, câu hát trong bài Một đời người, một rừng cây thật ý nghĩa. Ai cũng thích về thành phố, thích về nơi thuận lợi cho bản thân thì những nơi khó khăn ai sẽ gánh vác?

Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm thiết thực của xã hội, của cộng đồng, của các cấp, các ngành đối với vùng sâu vùng xa. Sự quan tâm đó sẽ phần nào an ủi, phần nào gỡ chút ít khó khăn cho trường lớp, cho giáo viên vùng sâu vùng xa để họ yên tâm giảng dạy, công tác. Và đó chính là sự ghi nhận của xã hội, của mọi người đối với sự đóng góp thầm lặng đáng quý, đáng trân trọng ấy của những người thầy.

LÊ LAM HỒNG (Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar