11/12/2024 08:43 GMT+7

Cơm có dinh dưỡng thế nào?

Gạo được nấu chín thành cơm là thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày của người Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này.

Cơm ăn hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết dinh dưỡng trong loại lương thực này? - Ảnh 1.

Ngoài cung cấp năng lượng, gạo - cơm còn cung cấp nhiều vi chất khác - Ảnh minh họa: D.LIỄU

Trong gạo có gì?

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100g gạo tẻ có chứa khoảng 74g chất bột đường; 9,4g chất đạm; 4,47g chất béo và nhiều vi chất khác.

Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, canxi và vitamin nhóm B.

Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết gạo là thực phẩm cung cấp carbohydrate khá hiệu quả, qua đó cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động trong cơ thể.

Ngoài ra, trong gạo có chứa canxi giúp xương chắc khỏe hơn và giảm nguy cơ loãng xương, sâu răng, gãy xương... Một số nghiên cứu cũng chỉ ra tinh bột kháng có trong gạo sau khi nấu chín và được làm nguội rất tốt cho tiêu hóa, đại tràng.

Gạo còn có thể dùng làm thuốc

Ông Sáng cho biết ngoài là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, gạo còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. 

Trong y học cổ truyền, gạo tẻ có vị ngon ngọt, mát, tính bình. Tác dụng quy kinh vào tỳ và vị, giúp bổ khí huyết, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Cách dùng thường là nấu cơm, cháo ăn để bồi bổ sức khỏe.

Các trường hợp gặp vấn đề tiêu hóa, khó tiêu có thể dùng gạo tẻ sắc uống hoặc nấu cháo ăn, giúp kiện tỳ, thông huyết mạch, tiêu hóa tốt.

Trong dân gian thường dùng gạo tẻ sao cháy khoảng 40g, 5 lát gừng, muối kết hợp thành bài thuốc sắc uống để điều trị nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.

Theo ông Sáng, không chỉ gạo mà ngay cả cám gạo cũng được dùng làm thuốc. Cám gạo hay còn gọi là kháng tỷ có vị ngọt, tính bình. 

Cám gạo có tác dụng khai vị, hạ khí, chống đói, được chủ trị các chứng nghẹn, tê phù.

Người bị phù dùng cám gạo, đậu đỏ, gạo nếp, mật mía nấu thành chè ăn hoặc sắc lấy nước uống để điều trị.

Ngoài ra, thân cây lúa (rơm, rạ) là thứ thường bị bỏ đi cũng có thể dùng làm thuốc và chế thành món ăn bổ dưỡng.

Ông Sáng lưu ý khi nấu cơm, mọi người không nên vo gạo kỹ, tránh làm mất dinh dưỡng quý.

Ngoài ra, mọi người nên bảo quản gạo ở nơi khô ráo, tránh để gạo bị mốc vì thực phẩm bị mốc sẽ tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe. Khi gạo đã bị mốc cần vứt bỏ và tuyệt đối không sử dụng.

Hạt sen ngon, giàu dinh dưỡng nhưng ai nên thận trọng khi ăn?

Hạt sen được xem là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số nhóm người nên thận trọng khi sử dụng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người tâm huyết với vắc xin Nanocovax đã ra đi

Ông Hồ Nhân - người gắn liền với hành trình nghiên cứu phát triển vắc xin Nanocovax - đã qua đời ở tuổi 59, để lại giấc mơ không trọn vẹn.

Người tâm huyết với vắc xin Nanocovax đã ra đi

Nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: Nguyên cục trưởng an toàn thực phẩm bị khởi tố

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong bị khởi tố với cáo buộc có liên quan đường dây sản xuất, buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: Nguyên cục trưởng an toàn thực phẩm bị khởi tố

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Khởi tố 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm: Từng bị kết luận 'có nguy cơ tạo cơ chế xin cho’

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố 5 người là cựu lãnh đạo và cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế về tội nhận hối lộ trong cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cấp GMP cho nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng.

Khởi tố 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm: Từng bị kết luận 'có nguy cơ tạo cơ chế xin cho’

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 1: Thị trường ngầm triệu đô của 'trị liệu, coaching' online

Dịch vụ "trị liệu tâm lý online" đang nở rộ với những lời quảng bá đầy cảm xúc. Nhưng đằng sau đó là một thị trường ngầm bát nháo…

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 1: Thị trường ngầm triệu đô của 'trị liệu, coaching' online
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar