04/05/2016 14:41 GMT+7

Cổ xúy tấm bằng khen: Có phải lỗi do giáo viên?

ÁI LINH
ÁI LINH

TTO - Không hiểu sao cứ đến cuối năm học tôi lại thấy hoang mang, chán nản và bất lực khi hằng năm tỉ lệ học sinh giỏi, tiên tiến trong trường tăng dần đều...

Trường kiểm tra, thi tập trung mà học sinh điểm thấp thì sẽ tổ chức thi lại hoặc cộng thêm điểm. Những khi ấy, tôi thấy tiếng nói của mình nhỏ quá, cô độc quá. Tôi hằng ngày đứng lớp dạy các em những bài học không chỉ có trong sách vở nhưng vẫn thấy bất lực, đơn độc...

Tôi không muốn nói đến chuyện quá nhiều học sinh giỏi nữa, mà tôi muốn đề cập đến khía cạnh giáo viên và cả phụ huynh đều đang cổ xúy những tấm giấy khen.

Giáo viên chúng tôi cũng day dứt mỗi khi lập danh sách khen thưởng cho học trò, cũng bất bình với những trào lưu giấy khen. Nhưng lên tiếng thì bị phê bình nên đành im lặng. Để rồi tôi cảm thấy dường như sự im lặng chấp nhận cũng giống như thỏa hiệp, đồng tình.

Thầy cô giáo vì nhiều lý do nên cứ im lặng, năm này nối tiếp năm kia, thấy sai mà không dám sửa, rồi cũng thôi. Thấy lớp khác nhiều giấy khen nên cũng phải chạy đua vì danh dự. Biết nhiều học sinh trung bình nhưng vẫn phải nâng lên. Biết bao tâm huyết sư phạm bị đánh rơi. Cứ như vậy giáo viên im lặng làm theo, dần dần thành thỏa hiệp.

Trong khi đó nhiều cái cơ bản, kỹ năng sống cho các em lại bị phụ huynh cho là môn phụ, không quan trọng. Các bậc mẹ cha hướng con cái tới cái đích đỗ đại học, là những tấm giấy khen học sinh giỏi.

Không có sự sàng lọc, không có ranh giới rõ ràng giữa giỏi và chưa giỏi khiến nhận thức của các em cũng như mẹ cha bị lệch lạc, để rồi từ đó các em không có được một hướng đi đúng đắn trong tương lai.

Thế nên những học sinh giỏi thật sự đến những bạn có năng lực kém vẫn khao khát vào giảng đường đại học để rồi thất nghiệp nhan nhản như một hệ lụy được báo trước.

Thực tế hiện nay thầy cô giáo thỏa hiệp, nâng điểm cho học trò cho đẹp với mặt bằng chung. Phần lớn phụ huynh im lặng, thậm chí chủ động đón nhận con mình đạt học sinh giỏi mặc dù biết không thực chất.

Chính vì xã hội như thế, thầy cô giáo thỏa hiệp, phụ huynh cũng thỏa hiệp công nhận những tấm giấy khen như những gọng kìm kẹp chặt các em vào vòng giả dối.

Cuối mỗi học kỳ, nhiều khi tôi thấy dằn vặt bởi không thể đánh giá các em đúng nhất, trung thực nhất. Có lần tôi đã buộc cho một học sinh ở lại lớp, ngoài việc tôi phải nhận những lời dè bỉu, cả những ánh mắt không đồng tình của không ít đồng nghiệp. Khi ấy, tôi không biết mình làm trọng trách của một người cầm phấn như vậy đã đúng chưa.

Rồi tôi còn có thể làm gì ngoài việc sẽ buông xuôi?

ÁI LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ concert đến lễ hội: Mảnh đất màu mỡ của nhân lực ngành sự kiện

Sự bùng nổ ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam với hàng loạt chương trình giải trí, concert âm nhạc, sự kiện quy mô quốc gia… đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm các công việc mới cũng như cơ hội việc làm đầy triển vọng cho người trẻ.

Từ concert đến lễ hội: Mảnh đất màu mỡ của nhân lực ngành sự kiện

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược

Thị trường lao động dưới sự tác động của công nghệ có thể thay đổi nhanh hơn chương trình đào tạo.

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược

Hai thế hệ, một niềm tin và câu chuyện gắn bó cùng ILA

Ba mươi năm là chặng đường đủ dài để chứng kiến một thế hệ học sinh ILA trưởng thành, vững bước trong cuộc sống.

Hai thế hệ, một niềm tin và câu chuyện gắn bó cùng ILA

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 giáo viên và 7 triệu học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar