17/02/2016 09:14 GMT+7

Môn lịch sử có đáng ghét không?

BẢO TRÂN
BẢO TRÂN

TT - Tôi là Bảo Trân, học sinh lớp 10. Tôi gửi bài viết này để trình bày quan điểm của mình về môn lịch sử.

Các học sinh khối lớp 4 Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.7, TP.HCM) đang tham gia chương trình ngoại khóa “Hành trình đến bảo tàng” nhằm vun bồi tình yêu lịch sử - Ảnh: Kim Anh

Theo tôi, năm 2015 vừa rồi là một năm đáng buồn cho môn lịch sử. Từ việc Bộ GD-ĐT dự kiến tích hợp môn lịch sử với nhiều môn, cho đến tỉ lệ học sinh chán nản, quyết định không thi tốt nghiệp môn học này ngày càng tăng.

Có phải chăng vì khoảng cách thời gian giữa các thế hệ đang dần xa cách, hay vì giới trẻ ngày nay đã quen với những thiết bị thông minh, hiện đại mà bỏ quên những trang sách?

Và cũng chính vì sự nhàm chán của học sinh trước môn lịch sử mà mỗi chúng ta đang dần quay lưng lại với môn học này. Nhưng liệu các nhà giáo có bao giờ đứng lại và tự hỏi: “Vì sao học sinh ghét môn học này?”.

Thực chất, lịch sử chưa bao giờ đáng ghét cả. Hãy mở cuốn sách lịch sử một cách đầy yêu thương và bắt đầu từng chương một. Hãy kể cho học sinh nghe về Hai Bà Trưng cưỡi voi anh dũng, đứng lên bảo vệ nước nhà; Trần Hưng Đạo cùng quân dân chiến đấu oanh liệt chống quân Mông - Nguyên ba lần trên sông Bạch Đằng; Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, tài cao cùng biết bao câu chuyện đáng tự hào khác nữa...

Rồi đến các chương tiếp theo, từ thời chống Pháp đến thời chống Mỹ hào hùng. Ở mỗi giai đoạn chúng ta không thể nào không tự hào về những chiến công của nhân dân ta thuở ấy. Bỗng chốc chúng ta nhận ra sau những khúc tráng ca oai hùng ấy, liệu môn lịch sử có còn đáng ghét không?

Từ trước đến nay, việc đứng lớp của giáo viên lịch sử đã quá bám sát những con chữ khô khan trong sách giáo khoa. Nhưng thầy cô đã quên một điều: việc chạy bài để kịp với chương trình và chép bài đầy đủ liệu có phải là quan trọng hơn tình yêu của các em dành cho đất nước, cho môn lịch sử?

Có những giáo viên khi đứng lớp, ngọn lửa nghề bên trong họ vẫn chưa bùng cháy, vậy thì làm sao có thể truyền tải được sự đam mê môn học cho học sinh. Như vậy, tại sao những giáo sư, tiến sĩ của bộ môn này lại bảo học sinh phải yêu môn sử, khi chúng em không biết bắt đầu từ đâu?

Cứ mỗi một tiết học đến, lại có tiếng học sinh than vãn về việc chán chường học, kiến thức quá dài... Hay mỗi khi thầy cô dạy bộ môn ấy vừa bước chân ra khỏi cửa thì cả lớp thở phào sau cả 45 phút chịu đựng, mệt mỏi.

Thật sự, đó là hình ảnh khá đau lòng cho ngành giáo dục hiện nay, bởi lớp trẻ, những con người tiếp tục viết nên những trang sử tương lai cho dân tộc, lại quên mất những điều mà ông cha ta từng cống hiến cho nước nhà.

Nếu mỗi giáo viên dạy môn lịch sử với tất cả đam mê của mình, trìu mến mở cuốn sách giáo khoa và kể say mê từng câu chuyện sử cho học sinh nghe, thì dù học sinh ở bất kỳ độ tuổi nào cũng không thể nào thấy nhàm chán môn học này được!

Những nhà giáo dục cứ mải mê đi xây dựng các phương pháp mới mà quên mất điều căn bản - là nhà giáo đang đứng lớp ấy có thật sự muốn khơi gợi cho học sinh tình yêu dành cho môn học này không?

BẢO TRÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Nhiều trường đại học kiến nghị cần sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong tuyển sinh với trường hợp tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt.

Các trường kêu vì tuyển vượt 1 sinh viên cũng bị xử phạt

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?

Trong kỳ thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM năm 2025, các bài thi theo nguyện vọng thường, nguyện vọng chuyên sẽ được tính điểm thế nào?

Bài thi tuyển sinh 10 tại TP.HCM được tính điểm thế nào?

Trường THCS nổi tiếng nhất quận 10 công bố phương thức tuyển sinh lớp 6

Sáng 16-5, Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, TP.HCM đã công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026.

Trường THCS nổi tiếng nhất quận 10 công bố phương thức tuyển sinh lớp 6

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar