27/04/2018 21:04 GMT+7

Có thật chuyên gia Ấn Độ dùng ximăng trùng tu thánh địa Mỹ Sơn?

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Vừa qua, có thông tin các nhà khảo cổ học và trùng tu di tích Ấn Độ đang 'phá' di sản thế giới thánh địa Mỹ Sơn tại Duy Xuyên, Quảng Nam, dùng ximăng trùng tu di tích này. Thực hư sự việc ra sao?

Có thật chuyên gia Ấn Độ dùng ximăng trùng tu thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 1.

Hình ảnh trên Facebook được cho là dùng ximăng trùng tu di tích - Ảnh: Facebook TDN

Ngày 26-4, một tài khoản Facebook đã đăng tải một số hình ảnh chụp nhóm đền tháp (khu A) đang được trùng tu và cho rằng các nhà khảo cổ học và trùng tu di tích Ấn Độ đang "phá" di sản Mỹ Sơn.

Facebook này đăng tải một số hình ảnh chụp tại các công trình đền tháp đang trùng tu có một điểm móng được dùng ximăng trát gạch. 

Theo facebooker này, việc dùng ximăng và gạch mới mài máy để trùng tu các đền tháp tại thánh địa Mỹ Sơn là bất hợp lý. Thông tin trên nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, kỹ sư bảo tồn Ấn Độ M. Varadarajsuresh khẳng định những hình chụp đưa lên Facebook chỉ là những hình ảnh tại công trình chưa hoàn thành và thông tin này không đúng sự thật.

Ông M. Varadarajsuresh cho biết: "Thật sự chúng tôi có dùng ximăng, nhưng đó là để gia cố chân tháp trong quá trình khai quật".

Theo kỹ sư này, trong quá trình chụp lại hiện trạng di tích, tiến hành khai quật phần móng, nhóm này đã dùng ximăng cố định chân móng tháp.

"Vì nếu lớp đất bị bươi ra mà không chèn các vị trí đã rạn nứt sẽ gây đổ vỡ, nên phải dùng ximăng để cố định. Đó là giải pháp tạm thời để cố định chân tháp, chứ không phải dùng chất liệu ximăng để trùng tu" - phía các chuyên gia khẳng định.

Theo ông M. Varadarajsuresh, tất cả đền tháp Chăm là bằng gạch và phía thi công vẫn sử dụng chất liệu chính là vôi, bột gạch và dầu rái theo vật liệu truyền thống của người Chăm dùng xây dựng đền tháp.

"Những đền tháp ở đây là di sản văn hóa thế giới, chúng tôi phải tuân thủ theo những kỹ thuật, nguyên tắc của UNESCO đề ra cùng những quy tắc trùng tu và bảo tồn" - ông M. Varadarajsuresh nói.

Xác minh thông tin trên, ông Phan Hộ, giám đốc Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, cho rằng việc trùng tu di tích Mỹ Sơn với 3 nhóm tháp A, H, K gần hai tháng qua được kỹ sư Ấn Độ thực hiện rất nghiêm túc.

Về việc trùng tu các đền tháp, ông Hộ cho rằng: "Thực tế có một số nhóm tháp đã trở thành phế tích, gần như đổ nát hoàn toàn, nên việc trùng tu là hợp lý".

Ông Lê Văn Minh, trưởng Phòng bảo tồn di tích Mỹ Sơn, khẳng định vôi được ngâm ủ rồi đem lọc, trộn với bột gạch là vật liệu chính làm móng. Mặt tường dùng keo dầu rái. Trong quá trình tiến hành, phía chuyên gia Ấn Độ luôn bàn bạc mọi kế hoạch với phía Việt Nam.

Ông Phan Văn Cẩm, giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam, đã đến kiểm tra và khẳng định dự án vẫn đang được triển khai đúng kế hoạch.

TTO - Ngàn năm trôi qua, những cuộc tìm kiếm lăng mộ Tào Tháo luôn dẫn đến ngõ cụt. “Ta thà phụ người trong thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta”.

Dự án trùng tu di tích thánh địa Mỹ Sơn là dự án hợp tác giữa hai chính phủ Ấn Độ và Việt Nam, được ký vào năm 2014. Theo đó, việc thực hiện được giao cho Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Nam; Trung tâm Quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam thực hiện.

Hiện có bốn chuyên gia Ấn Độ cùng bốn chuyên gia Việt Nam phối hợp thực hiện. Phía Việt Nam cung cấp lao động theo yêu cầu; phía Ấn Độ đảm nhận các vấn đề kỹ thuật .

Ông Lê Văn Minh, trưởng Phòng bảo tồn di tích Mỹ Sơn, cho biết dự án được tiến hành trên phương pháp trùng tu khảo cổ học, không chủ trương làm mới, xây thêm, mà tập trung bảo tồn yếu tố gốc.

Dự án lần này là trùng tu 3 nhóm tháp A, H và K vốn đã thành phế tích từ lâu. Trước đó, nhóm tháp G được kỹ sư Ý trùng tu và nhóm tháp E7 do kỹ sư Việt Nam trùng tu theo công nghệ của Ý.

Có thật chuyên gia Ấn Độ dùng ximăng trùng tu thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 4.

Dùng gỗ cố định các điểm phế tích - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Có thật chuyên gia Ấn Độ dùng ximăng trùng tu thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 5.

Dự án đang trùng tu - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Có thật chuyên gia Ấn Độ dùng ximăng trùng tu thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 6.

Các dấu tích cổ được giữ nguyên hiện trạng - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Có thật chuyên gia Ấn Độ dùng ximăng trùng tu thánh địa Mỹ Sơn? - Ảnh 7.

Trước đó, nhóm tháp G được kỹ sư Ý trùng tu và nhóm tháp E7 do kỹ sư Việt Nam trùng tu theo công nghệ của Ý - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video cháy xe hàng Amazon bị biến thành vụ đánh bom ở Washington DC

Video cháy xe ở Virginia bị lan truyền sai thành vụ khủng bố ở thủ đô Mỹ, dù thực tế chỉ là sự cố không gây thương vong.

Video cháy xe hàng Amazon bị biến thành vụ đánh bom ở Washington DC

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Một video khiến dân mạng hoang mang vì được cho là ghi lại khoảnh khắc một nữ vận động viên nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn.

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Xôn xao hình ảnh nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người Hồi giáo

Hình ảnh một nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người mặc trang phục Hồi giáo đang gây xôn xao trên các nền tảng mạng xã hội.

Xôn xao hình ảnh nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người Hồi giáo

Phát hiện thuốc giảm đau gây nghiện trong các túi bột mì viện trợ nhân đạo ở Gaza?

Thuốc oxycodone nghi gây nghiện bị phát hiện trong bột mì viện trợ của Mỹ - Israel tại Gaza theo thông tin lan truyền trên mạng xã hội.

Phát hiện thuốc giảm đau gây nghiện trong các túi bột mì viện trợ nhân đạo ở Gaza?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar