23/12/2017 10:08 GMT+7

Thực hư mật ong uống với sữa đậu nành gây chết người

NGỌC LOAN - DIỆU NGUYỄN
NGỌC LOAN - DIỆU NGUYỄN

TTO - Thông tin một số loại thực phẩm khi ăn chung với nhau gây chết người, ung thư, ngộ độc… trên một số diễn đàn thời gian gần đây làm nhiều người lo lắng. Thực hư chuyện kết hợp ra sao?

Thực hư mật ong uống với sữa đậu nành gây chết người - Ảnh 1.

Sữa đậu nành và mật ong được đồn đoán vô lý là gây chết người khi kết hợp với nhau - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông tin nhiễu loạn

Một số loại thực phẩm được cho là gây chết người khi kết hợp như mật ong với bột sắn dây, mật ong với sữa đậu nành, trứng ngỗng với tỏi, thanh long với bình bát. Bên cạnh đó, ăn kết hợp khoai tây với cà chua, gan ăn với giá đỗ được cho là gây ung thư. Nước luộc gà với rau cải xanh, canh trứng, cà chua với hành lá gây độc, trứng vịt với tỏi gây ngộ độc...

Thông tin từ người này truyền tai qua người khác khiến nhiều người hoang mang không dám ăn chung các loại thực phẩm này với nhau. 

Bà T.T.Đ. (48 tuổi) kể khoảng một năm trước, khi được người hàng xóm cho xem mẩu giấy có công thức các loại thực phẩm kết hợp với nhau gây độc, thậm chí chết người, từ đó không bao giờ bà dám ăn món gì theo sự kết hợp đó nữa.

"Như lúc trước nhà tôi thường nấu canh củ quả, có cà chua và khoai tây, món gan heo xào giá đỗ cũng thỉnh thoảng ăn. Canh trứng gà, cà chua và hành lá cũng là món thường ăn. Nhưng mà nghe nói ăn chung với nhau bị ung thư, sợ quá nên thôi" - bà Đ. nói.

Không có cơ sở khoa học

Thạc sĩ dinh dưỡng Trương Nhật Khuê Tường - khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết theo y học phương Tây, chưa có nghiên cứu rõ ràng, bằng chứng cụ thể nào để nói những loại thực phẩm đó ăn với nhau gây ra những tác hại như trên. 

Ngoài ra, các nguyên nhân gây ung thư cũng chưa biết chính xác từ đâu nên không thể xác định được các thực phẩm đó ăn cùng với nhau gây ung thư.

Bác sĩ Nguyễn Minh Nhiên - khoa y học cổ truyền Bệnh viện Bình Tân, TP.HCM - cho biết mỗi loại thực phẩm dùng trong ăn uống hằng ngày theo Đông y cũng được xem như một vị thuốc. Cơ bản, các thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm hoạt chất của thực phẩm đó, không gây nguy hiểm chết người như đồn thổi. 

Thạc sĩ Khuê Tường khuyến cáo chế độ ăn phải đủ các nhóm chất dinh dưỡng bột đường, đạm, béo và các vitamin, không nên nghe theo những đồn thổi mà hạn chế kiêng khem không đúng khoa học.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa, bệnh lý nền trong cơ thể mà có sự kết hợp thực phẩm phù hợp để tránh tình trạng bệnh nặng hơn hoặc cơ thể khó chịu nhiều hơn.

Theo bác sĩ Nhiên, thành phần chính của một bài thuốc sẽ gồm 3 phần: thuốc chính hay còn gọi là chủ dược có tác dụng điều trị bệnh, sẽ được kết hợp với một vị thuốc hỗ trợ giúp tăng hoặc điều tiết hoạt tính của thuốc chính hơn và phối hợp với tá dược nhằm gia giảm hoạt chất của thuốc hấp thu vào cơ thể tốt hơn (thông thường là các vị thuốc bổ).

Kết hợp thực phẩm trong ăn uống hằng ngày cũng tương tự nguyên tắc trên, dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính. Thức ăn chính có tính hàn sẽ kết hợp với một loại gia vị có tính nóng, giảm tính hàn giúp tăng tiết dịch vị tiêu hóa dễ hơn, không lạnh bụng (gây tiêu chảy) hoặc đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu...

Để phân biệt được thực phẩm có tình hàn hay nóng sẽ nhìn vào màu sắc hoặc vị của thực phẩm đó. 

Ví dụ đối với thịt cá, thực phẩm có màu trắng là tính hàn và màu đỏ là tính nóng. 

Đối với rau củ quả, thực phẩm nào càng chua nhiều tính hàn càng cao, cũng như thực phẩm nhiều tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi chất làm tăng độ chua gây chướng bụng là thực phẩm có tính hàn...

Thạc sĩ Tường cho biết có một số chất khi kết hợp với nhau có tạo ra chất kết tủa, nhưng chất kết tủa đó có gây khó tiêu, đau bụng hay không thì không phải chất nào cũng có nghiên cứu.

TTO - Hãng Starbucks sẽ phải gắn nhãn cảnh báo ung thư lên cà phê bán tại California, đây là phán quyết một thẩm phán vừa đưa ra trong phiên tòa liên quan tới công ty này.

Bác sĩ Minh Nhiên lưu ý tùy vào nhu cầu mỗi người mà nguyên lý hoạt động của cơ thể điều chỉnh để việc kết hợp thực phẩm sẽ trở nên khoa học, hiệu quả, an toàn hơn.

Ví dụ theo nguyên tắc thời gian, sau 45 phút hoạt động mới nên ăn, thức ăn vào dạ dày co bóp, đưa xuống ruột non và dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể. Nhưng người muốn tăng cân thì sau 20-30 phút hoạt động có thể ăn để khả năng hấp thu cao hơn (80-90%).

NGỌC LOAN - DIỆU NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar