25/04/2025 10:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nhân giáp (nhân tuyến giáp) là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính. Thế nhưng, nhiều người đang khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ, nhận kết quả siêu âm tuyến giáp đã trở thành bệnh nhân ung thư?

siêu âm tuyến giáp - Ảnh 1.

BS Nguyễn Hữu Hòa cho biết đã gặp rất nhiều người lo lắng quá mức về nhân giáp và ung thư tuyến giáp - Ảnh: PK PASTEUR

Chuyện này đang là chủ đề nóng vì nhiều người lo ngại không biết có phải họ bị ung thư.

Hoang mang vì ung thư rình rập!

"Nhân giáp của tôi 4 năm trước đó đều 4mm, năm ngoái khám sức khỏe định kỳ nói tăng Tras 4 cần sinh thiết. Một người trong cơ quan cũng bị tương tự vậy. Chúng tôi sinh thiết ra ung thư tuyến giáp thể nhú.

Gặp bác sĩ và được tư vấn để theo dõi cũng được, mổ cũng được và cho chúng tôi tự quyết định. Tuy nhiên, do chưa được tư vấn kỹ nên chúng tôi tưởng bệnh ung thư nào cũng nguy hiểm.

Chúng tôi rất lo lắng, hoang mang khi biết mình mắc bệnh ung thư, và đều quyết định mổ vì nghĩ rằng mổ sớm sẽ tốt. Tôi và đồng nghiệp đã bị cắt mất 1 bên tuyến giáp, phải uống thuốc nội tiết suốt, ít nhất 5 năm đầu và theo dõi...

Sau này tôi mới biết đúng ra trường hợp của tôi chưa cần phải mổ. Tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, từ siêu âm tuyến giáp trong khám sức khỏe định kỳ mới thành vậy", chị P.K.A., 50 tuổi, ngụ ở Q.7, TP.HCM, kể.

Nhiều người đang khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ, trong một lần siêu âm tuyến giáp, đã trở thành bệnh nhân ung thư như hai trường hợp kể trên.

Ung thư tuyến giáp tăng cao do đâu?

Ông Diệp Bảo Tuấn, giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết số ca ung thư đến thăm khám, điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trong năm 2024 là 41.758 người, trong đó ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ cao nhất (23%). Chỉ 1 năm qua, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 10.000 ca mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

TS Đặng Huy Quốc Thịnh - chủ tịch Hội Y học chăm sóc giảm nhẹ Việt Nam, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho rằng số người mắc bệnh ung thư tuyến giáp tăng cao không phải do môi trường, lối sống mà do ngày nay có thể chẩn đoán được rất sớm căn bệnh này.

"Thói quen hình thành từ rất lâu tại Việt Nam là khi khám sức khỏe tổng quát bao giờ cũng có siêu âm tuyến giáp. Còn thế giới từ lâu đã không siêu âm tuyến giáp thường quy trong khám sức khỏe tổng quát", TS Thịnh cho hay.

Thuật ngữ tầm soát ung thư tuyến giáp cũng không có trong thuật ngữ của những hướng dẫn quốc tế hiện nay về tầm soát ung thư nói chung hay bệnh lý ung thư tuyến giáp nói riêng, mà tập trung cho ung thư vú, đại tràng, ung thư cổ tử cung... Không có khuyến cáo tầm soát ung thư tuyến giáp trong các hướng dẫn quốc tế.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hòa - chuyên khoa ung bướu, cố vấn chuyên môn Phòng khám Pasteur Đà Nẵng, với hơn 30 năm thực hành ung thư - cho biết rất nhiều người khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ bỗng dưng trở thành "bệnh nhân ung thư", bắt đầu từ... một lần siêu âm tuyến giáp không cần thiết.

Trong vòng 10-15 năm qua, số ca ung thư tuyến giáp ở Việt Nam tăng nhanh một cách bất thường, chủ yếu là ung thư thể nhú kích thước nhỏ, phát hiện tình cờ qua siêu âm.

Thực tế hiện nay, trong các gói khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan, công ty, xí nghiệp... siêu âm tuyến giáp thường được đưa vào mặc định, không dựa trên triệu chứng hay nguy cơ. Người dân không được tư vấn trước, không được hỏi ý kiến mà chỉ đơn giản là "có trong gói khám".

Việc khám sàng lọc, siêu âm tuyến giáp được các chuyên gia đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân ung thư tuyến giáp tăng nhanh thời gian qua.

Đừng lạm dụng chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ Hòa cho hay sau siêu âm, nhiều người được thông báo "có nhân tuyến giáp" dù rất nhỏ (vài mm). Họ bị chỉ định đi chọc FNA, làm sinh thiết, khám chuyên khoa. Cuối cùng, nhiều người bị mổ và mang nhãn ung thư tuyến giáp thể nhú. Điều này dẫn đến một loạt hành động y khoa không cần thiết: mổ, đốt nhân giáp, theo dõi suốt đời mà không có lợi ích rõ ràng.

"Nghịch lý lớn nhất là số ca ung thư tuyến giáp tăng mạnh và tỉ lệ tử vong không hề giảm. Vậy phần lớn các ca này không cần phải được phát hiện vì không ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ", bác sĩ Hòa nhận định.

Chuyên gia này lý giải phần lớn các trường hợp là ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước nhỏ (<10 mm) còn gọi là *papillary thyroid microcarcinoma (PTMC)*. Nghiên cứu tại Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ cho thấy rất nhiều u loại này không phát triển thêm sau nhiều năm. Không di căn, không gây triệu chứng. Người bệnh có thể sống cả đời mà không cần điều trị gì cả. Đây là loại ung thư có thể theo dõi chủ động và không cần mổ.

"Việc chẩn đoán quá mức đã phát hiện ra một "bệnh" mà lẽ ra không cần phát hiện, vì không ảnh hưởng gì. Các điều trị quá mức như mổ cắt tuyến giáp toàn phần, đốt nhân giáp bằng sóng cao tần, uống iod phóng xạ, phải dùng hormone suốt đời, lo âu, chi phí, theo dõi kéo dài, trong khi u giáp nhỏ có thể không bao giờ gây hại nếu để yên. Điều này dẫn đến bệnh nhân chịu rủi ro và gánh nặng", bác sĩ Hòa nói.

TS Thịnh cho rằng siêu âm tuyến giáp trong các gói khám sức khỏe tổng quát là không thật sự cần thiết. Một người khỏe mạnh bình thường không cần thiết phải siêu âm tuyến giáp. Nếu siêu âm vô tình thấy có "hạt" hay "nhân" nhỏ xíu có tính chất "là lạ" là rất dễ bị làm quá lố như chọc hút, điều trị ung thư tuyến giáp mà thực chất hầu hết chưa cần thiết phải điều trị.

Có thực tế hiện nay siêu âm, khám và điều trị ung thư tuyến giáp chiếm một khối lượng không nhỏ của nhiều bệnh viện. Điều này có thể đi kèm doanh thu. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ khoa học, chỉ nên siêu âm tuyến giáp cho những ai có những triệu chứng liên quan đến những bệnh lý tuyến giáp như sờ thấy cục cứng hoặc thấy sưng đau ở vùng cổ, tuyến giáp hoặc nuốt bị nghẹn, vướng, hoặc sụt ký nhanh...

Những người này cần thiết phải đi siêu âm tuyến giáp để được khám, tầm soát, kiểm tra những bệnh lý của tuyến giáp. Còn nếu không có triệu chứng gì sẽ không cần có chỉ định siêu âm tuyến giáp.

Với những lý do kể trên, theo TS Thịnh, các cơ sở y tế phải từng bước thay đổi, tránh quá lố trong siêu âm cũng như điều trị. Các cơ sở y tế cần truyền thông mạnh hơn về các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp không phải là vấn đề gì quá lo ngại, không cần "rầm rộ" rủ nhau đi tìm xem có ung thư tuyến giáp hay không.

Không nên tầm soát ở người không có triệu chứng

Các tổ chức y tế quốc tế cảnh báo không nên tầm soát tuyến giáp ở người không triệu chứng. Vì vậy, bác sĩ Hòa cho rằng các bác sĩ không siêu âm tuyến giáp nếu không có triệu chứng hay yếu tố nguy cơ; dùng hệ thống TIRADS/ACR để phân loại nguy cơ nhân giáp và cân nhắc kỹ trước khi chọc FNA, đốt hay đề nghị mổ. Hạn chế chỉ định theo dõi lâu dài khi nhân giáp nhỏ, lành tính, không tăng kích thước.

Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân nếu phát hiện nhân giáp nhỏ đừng vội hoảng sợ mà hãy hỏi bác sĩ có nguy cơ không? Có thể theo dõi thay vì mổ không? Tìm hiểu về "theo dõi chủ động" - một lựa chọn đã được chứng minh an toàn.

"Ung thư tuyến giáp không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng sự lạm dụng chẩn đoán và điều trị quá mức lại rất nguy hiểm", bác sĩ Hòa đúc kết.

Các nhóm nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp nên biết để phòng tránh và tầm soát

Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Việc hiểu rõ về ung thư tuyến giáp, các yếu tố nguy cơ sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa, nhận biết sớm, chủ động tầm soát định kỳ...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar