28/01/2018 17:35 GMT+7

Có nạn nhân của thành công, nhưng hạnh phúc thì không

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Trở về Việt Nam từ Úc, ông Lý Quí Trung - doanh nhân đồng sáng lập thương hiệu Phở 24, tác giả nhiều đầu sách bán chạy vừa có cuộc giao lưu vào sáng 28-1 với bạn đọc tại Đường sách TP.HCM.

Có nạn nhân của thành công, nhưng hạnh phúc thì không - Ảnh 1.

Tác giả Lý Quý Trung (trái) cho rằng nên chọn hạnh phúc để có được thành công hơn là vì thành công mà không có hạnh phúc - Ảnh: L.Điền

Hai tập sách được nhiều bạn đọc tìm đến để nghe những tâm sự của Lý Quí Trung về nghề kinh doanh, khởi nghiệp và tự truyện của đời mình là Chỉ có niềm đam mê (đã in lần thứ 5) và Bầu trời không chỉ có màu xanh (in lần thứ 8).

Nhưng cuộc giao lưu lại thoát khỏi khuôn khổ cuộc trò chuyện về sách. Các bạn trẻ nhanh chóng nhận ra đây là cơ hội để lắng nghe ý kiến quý báu từ một người kinh doanh chuỗi thương hiêu thành công vào lúc sớm sủa tại thị trường Việt Nam. 

Cho nên, rất nhiều tâm sự được giãi bày từ cả hai phía: diễn giả Lý Quí Trung và rất nhiều bạn trẻ.

Khác với hình dung của mọi người, mở đầu buổi nói chuyện về dấn thân kinh doanh và nghệ thuật khởi nghiệp, ông Lý Quí Trung cho biết: Tôi từng ao ước thu xếp tự nghỉ ngơi 4-5 năm để dành thời gian cho gia đình...

Mọi người hiểu cái niềm ao ước ấy đến sau khi chuỗi thương hiệu Phở 24 của ông đã rất thành công từ khi khởi động đến lúc chuyển nhượng. Và mặc dù tâm nguyện "nghỉ ngơi, dành thời gian cho gia đình", nhưng ông Trung cũng thừa nhận rằng: Trong 5 năm qua ở Úc, không ngày nào tôi không nghĩ về kinh doanh.

Kết quả đến nay ông cũng đã có hai nhà hàng tại Úc.

Tôi thấy ở Sài Gòn bây giờ có nhiều nhà hàng, quán cà phê, các ông chủ kinh doanh trẻ tuổi, nhiều ý tưởng; và đặc biệt là thất bại rất nhiều. Trên thế giới, tần số đóng cửa – mở cửa trong ngành hàng ăn uống bao giờ cũng cao, nhưng ở Việt Nam thì rất cao. Tôi từ xa về, nhìn thấy tình hình này cũng hơi lo lo: Dù sao khi khởi nghiệp cũng phải trang bị chút kiến thức và có kinh nghiệm tối thiểu.

Ông Lý Quí Trung chia sẻ

Rất nhiều vấn đề thuộc các loại "khởi đầu nan" được nhiều bạn sinh viên vừa ra trường đặt ra với Lý Quí Trung. 

Câu trả lời từ ông cho việc này là: Nên bắt đầu từ những quy mô nhỏ để lớn dần lên. Khởi nghiệp không nên theo kiểu đi tắt đón đầu vì rủi ro rất nhiều mà cách ấy là không bình thường.

Kinh nghiệm từ ông Lý Quí Trung khi quyết định một dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng là phải xem xét tại khu vực đó có nhu cầu đó hay không, và xem mô hình kinh doanh của mình có phù hợp với khách hàng ở nơi đó hay không.

"Gia đình tôi xưa kia cũng có một mô hình bán bánh mì, nhưng bị thất bại do không đúng thời điểm và mô hình kinh doanh cũng chưa được người ta quen tiếp cận", ông Trung dẫn một ví dụ.

Đặc biệt, ông Lý Quí Trung chia sẻ với các bạn đọc đang ôm ấp giấc mơ khởi nghiệp rằng, "với tôi không có chữ thất bại, đó chỉ là kết quả không như mình mong muốn. Nghĩ như vậy sẽ thấy nhẹ nhàng và sẽ dễ vượt qua".

Có nạn nhân của thành công, nhưng hạnh phúc thì không - Ảnh 3.

Quyển tự truyện Bầu trời không chỉ có màu xanh và quyển Chỉ có niềm đam mê chia sẻ những điều tâm huyết cùng người khởi nghiệp đang bán chạy - Ảnh: L.Điền

"Trong lĩnh vực kinh doanh, khi bước vào là phải tính chuyện rút ra. Nhiều người vẫn hỏi tôi khi nào thì nên thay đổi công việc. 

Cái này không có công thức chung, nhưng với tôi thì nếu một sáng thức dậy, tự mình không thấy vui, không muốn làm công việc mình vẫn làm mỗi ngày nữa, thì đó là lúc nên thay đổi công việc, đó là là lúc rút ra".

Quan trọng hơn, trước rất nhiều tâm trạng nóng sốt của các bạn trẻ muốn bắt tay vào dự án khởi nghiệp, ông Lý Quí Trung đưa ra một quan niệm được đúc kết từ trải nghiệm bản thân: Làm công việc nào, dự án nào mà mình thấy vui, thấy hạnh phúc mới là quan trọng. Khi phải chọn lựa, thì chọn cái nào làm mình hạnh phúc hơn chứ không có cái nào thành công hơn cái nào.

"Chúng ta sẽ thấy có nạn nhân của thành công, nhưng hạnh phúc thì không có nạn nhân", tôi nhớ thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói một ý như vậy. Đây cũng chính là điều ông Trung lưu ý với các bạn: "Nếu chăm bẵm vào sự thành công, thì không chắc mình sẽ có hạnh phúc".

Nói về dự định sắp tới, ông Lý Quí Trung cho  biết hiện ông đang có ý tưởng thành lập một quỹ đầu tư, và có thể trong tương lai ông sẽ quay về Việt Nam "như một lần khởi nghiệp trở lại".  

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar