02/04/2025 13:57 GMT+7

Cô mất Giang rồi, từ nay con mãi dừng lại tuổi 18, thương con vô cùng

"Cô mất Giang rồi, từ nay con mãi dừng lại tuổi 18, thương con vô cùng" - là dòng chia sẻ của cô Nguyễn Thị Bích Thảo, giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Sơn, khi cô học trò nhỏ bệnh tật qua đời.

thương con - Ảnh 1.

Cô Thảo đã bên cạnh Giang từ năm lớp 6 đến tận bây giờ - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trưa 2-4, cô Thảo vừa khóc vừa bảo rằng: “Xe cứu thương vừa ra khỏi cổng bệnh viện, đưa Giang về nhà rồi. Ở nhà tôi đã điện ba và chồng cùng thầy cô trường Trà Sơn, đoàn viên thanh niên… qua nhà Giang chuẩn bị tang lễ, thương con quá con ơi”.

Thương con vô cùng Giang ơi

Dù qua điện thoại nhưng nghe tiếng khóc nghẹn cùng giọng nói khàn khàn của cô Thảo cũng đủ hiểu nỗi đau đang hiện diện nơi cô giáo miền núi này.

Hồ Thị Giang phát hiện bị bệnh Lupus ban đỏ từ khi học lớp 5. Hành trình ròng rã chống chọi với bệnh tật luôn có thầy cô Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Sơn (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) bên cạnh.

Năm 2020, khi chuẩn bị khai giảng thì Giang tái phát đợt cấp, giáo viên góp tiền, rồi kêu gọi mọi người hỗ trợ. Những ngày đó, cô Thảo thường trực bên trò bằng tất cả yêu thương.

“Thật sự quá đau khổ, tôi mất đi một học trò, dẫu biết em bị bệnh nặng nhưng tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho cuộc chia ly như vậy”, cô Thảo nghẹn giọng.

Tình yêu thương dành cho trò của thầy cô vùng sơn cước vô bờ bến. Nhiều năm qua, Giang điều trị ở đâu, thầy cô lại kết nối với bác sĩ ở đó để kịp thời hỗ trợ. Bởi cha Giang bị câm, còn mẹ là người đồng bào Cor, rụt rè không biết gì về bệnh tật của con.

Cô Thảo kể chiều chủ nhật, Giang vẫn gọi điện rối rít trò chuyện với cô và nói mình ổn, chỉ đau đầu chút. Vậy mà trưa thứ hai, bác sĩ thông báo Giang trở nặng, phải chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng sang Trung tâm tim mạch Đà Nẵng điều trị.

Hay tin, cô Thảo cùng cô Đoàn Thị Ngọc Lan - phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Sơn - lập tức chạy ra Đà Nẵng với trò.

Trên đường đi, bác sĩ thông báo phải chuẩn bị khoảng 20 triệu đồng để chạy ECMO vì Giang quá yếu. Thế là cô Lan, cô Thảo phải gọi về trường, đồng nghiệp lập tức góp 20 triệu, sẵn sàng cứu trò.

Cả đêm hôm qua, hai giáo viên miền núi thức trắng chờ thông tin từ bác sĩ, vừa động viên mẹ Giang. Sáng nay, việc cứu chữa bất thành, chuyến xe cuối cùng đã đưa Giang từ viện về nhà, kết thúc hành trình chống chọi với Lupus.

Cô mất Giang rồi, từ nay con mãi dừng lại tuổi 18, thương con vô cùng - Ảnh 3.

Lễ tri ân năm đó, Giang khóc cảm ơn thầy cô Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Sơn - Ảnh: Nhân vật cung cấp

thương con - Ảnh 3.

Nhiều năm qua, cô Thảo luôn bên cạnh lo từ viên thuốc đến quần áo, sách vở cho Giang - Ảnh: TRẦN MAI

Đứa con chung không kịp dự lễ trưởng thành

Cô Lan nghẹn ngào bảo rằng cuối tháng 4 này, Giang sẽ làm lễ trưởng thành cùng bạn bè, chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12. “Vậy mà cuối cùng con bé vẫn không có ngày lễ ấy, thật đau xót”, cô Lan khóc.

Dù Giang không còn học tại trường, nhưng mấy năm qua, tiền thuốc, tiền học của Giang đều do thầy cô giáo Trường Trà Sơn lo. Thậm chí, thầy cô cũng chuẩn bị tiền để Giang dự lễ trưởng thành cùng bạn.

“Tiền còn để ở hộc tủ, chờ trò điều trị về là đưa, nào có ngờ…”, cô Lan nói.

Thú thật, chỉ có thương trò quá nhiều các thầy cô mới bên cạnh, rồi cùng đau xót khi Giang qua đời. Cô Đỗ Thị Lê, hiệu trưởng Trường THCS Trà Bùi (trước đây là hiệu trưởng Trường Trà Sơn), cũng khóc khi hay tin trò mất. Cô Lê bảo vừa từ điểm lẻ về điểm chính, chuẩn bị chạy xuống nhà tiễn trò Giang lần cuối.

“Những học sinh khó khăn ở miền núi rất nhiều, thầy cô miền núi luôn cố gắng để các em phát triển. Giang như đứa con chung của trường. Em mất là nỗi đau của tất cả”, cô Lê tâm sự.

Chuyến xe cuối cùng đưa Giang về nhà, ngoài mẹ, còn có cô Lan, cô Thảo - những người từ lâu chẳng khác nào cha mẹ của Giang. Với cô Thảo, đau khổ lớn hơn khi hôm nay là sinh nhật của Huệ (cô học trò mồ côi, cô Thảo đang nuôi ở nhà) là ngày mất Giang.

“Nhóm ba cô trò từ nay chỉ còn có hai thôi. Giờ cũng chỉ còn Huệ dự lễ trưởng thành ít ngày tới. Thương con vô cùng”, cô Thảo nghẹn giọng…

thương con - Ảnh 4.

Nhóm ba cô trò, hôm nay sinh nhật Huệ, cũng là ngày Giang qua đời khiến nỗi đau thêm lớn với cô Thảo - Ảnh: Nhân vật cung cấp

thương con - Ảnh 5.

Năm 2020 Giang bị đợt cấp, cả trường nháo nhào cứu trò - Ảnh: TRẦN MAI

thương con - Ảnh 6.

Cô Thảo và Giang - Ảnh: TRẦN MAI

Khai giảng vắng một học trò, thầy cô sẽ ra Đà Nẵng thăm con ngay

TTO - Các thầy cô giáo Trường THCS Trà Sơn (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) chạy đua với thời gian để cô học trò kịp về dự khai giảng. Nhưng rồi giáo viên phải kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chuyển viện cho học trò lên tuyến trên.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar