30/03/2023 07:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có kiêng tắm, kiêng nước khi trẻ bị bệnh thủy đậu?

Thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm thường xuất hiện dịch bệnh thủy đậu (dân gian gọi trái rạ) ở trẻ em. Nhiều người thấy trẻ bị nổi phỏng nước hay kiêng tắm, kiêng gió cho mau khỏi. Đúng không?

Có kiêng tắm, kiêng nước khi trẻ bị bệnh thủy đậu? - Ảnh 1.

Các nốt phỏng trên bệnh nhân thủy đậu - Ảnh: Cục Y tế dự phòng

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại vi rút này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.

Bệnh lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti tiết ra từ đường hô hấp hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Mắc thủy đậu rồi có mắc lại?

Khi trẻ mắc thủy đậu, nếu không được điều trị đúng và kịp thời, có thể biến chứng gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não…

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, có tính miễn nhiễm rất cao. Vì vậy, trẻ em hay người lớn sau khi khỏi bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch với bệnh. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy khoảng 10% người bệnh đã từng nhiễm thủy đậu trước đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona (giời leo) khi về già (trên 60 tuổi).

Trẻ bị thủy đậu có cần kiêng nước, kiêng gió?

Có khá nhiều phụ huynh vẫn còn thắc mắc khi con mình bị thủy đậu có phải kiêng tắm, kiêng ra gió hay không?

Việc kiêng khem như dân gian này là quan niệm sai lầm, bởi trẻ mắc thủy đậu sẽ khó chịu, ngứa da. Không tắm rửa, vệ sinh sẽ càng khiến trẻ thêm ngứa ngáy, gãi vỡ các nốt thủy đậu, dễ nhiễm trùng nặng hoặc viêm da bội nhiễm. Thay vào đó, cha mẹ nên chú ý tắm cho con bằng nước ấm, tắm nhanh tránh cảm lạnh.

Việc kiêng gió hay đi ra ngoài cũng vậy, không có khuyến cáo về mặt y khoa cho việc kiêng cữ này. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu mắc bệnh nên cách ly không cho trẻ ra ngoài để hạn chế bệnh lây lan.

Nhiều phụ huynh đến khám còn cho biết họ nghe nói trẻ bị thủy đậu cần kiêng ăn thức ăn có mùi tanh như: trứng, tôm, cá, thịt vịt, thịt gà… cho rằng ăn sẽ khiến trẻ bị ngứa. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì khi bệnh, việc ăn uống cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C và kẽm… để nâng cao hệ miễn dịch.

Có nên tắm lá cây cho mau ra hết nốt phỏng?

Ngày nay, ở vùng nông thôn nhiều bậc phụ huynh vẫn còn truyền miệng nhau các bài thuốc lá để tắm cho trẻ khi bị thủy đậu để làm mát và mau khỏi bệnh…

Tuy nhiên, da trẻ rất mỏng nên rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Nếu các loại lá không được rửa sạch hoặc có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho da.

Đồng thời, nếu cha mẹ có quan niệm trẻ mọc càng nhiều và nhanh nốt ban, phỏng nước thì bệnh sẽ khỏi nhanh… là quan niệm sai lầm thường gặp. Thực tế cho thấy nốt phỏng nước nổi càng ít càng tốt và cần điều trị sớm để tránh nổi thêm.

Phòng thủy đậu ra sao?

Trong điều trị, không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, vì kháng sinh không diệt được vi rút. Việc bôi xanh methylen cũng vậy, không phải bôi càng nhiều càng mau khỏi, mà chỉ bôi vào các nốt đã vỡ hoặc mọng nước.

Biện pháp phòng thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay vẫn là tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch. Thời điểm có bùng phát dịch bệnh, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Mùa lạnh, phòng bệnh sốt xuất huyết, sởi, cúm, quai bị, thủy đậu... ra sao?

TTO - Đã có 250.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng 3 lần so với cùng kỳ. Dự báo dịch sẽ còn kéo dài đến sau tháng 1-2020, trong khi các bệnh sởi, cúm mùa, quai bị, thủy đậu lại sắp 'vào mùa'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị gấu rừng tấn công, người đàn ông biến dạng cả mặt

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên tiếp nhận cấp cứu người đàn ông 42 tuổi nhập viện sau khi bị gấu rừng tấn công khi đang săn bắt dúi.

Bị gấu rừng tấn công, người đàn ông biến dạng cả mặt

Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao?

Dư luận đang xôn xao về món lòng se điếu với nghi vấn được "phù phép" từ lòng heo bình thường và ngâm hóa chất gây hại sức khỏe.

Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao?

Bộ Y tế đề nghị làm rõ vụ 29 học sinh tại TP.HCM nghi ngộ độc thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM làm rõ vụ 29 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm tại quận 7, TP.HCM.

Bộ Y tế đề nghị làm rõ vụ 29 học sinh tại TP.HCM nghi ngộ độc thực phẩm

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn nhiều người ở Vũng Tàu

Một con chó thả rông, nghi mắc bệnh dại đã cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ em. Sự việc xảy ra tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn nhiều người ở Vũng Tàu

Ho lâu ngày cần cảnh giác bệnh nấm phổi nguy cơ tử vong cao

Nấm phổi được coi là "kẻ giết người giấu mặt", khó phát hiện đối với cả người bệnh và nhân viên y tế. Đây là căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao.

Ho lâu ngày cần cảnh giác bệnh nấm phổi nguy cơ tử vong cao

Ghi nhận ca bệnh 'giun rồng' ở Việt Nam, loại giun dài đến hàng mét

Loại giun rồng chỉ thấy ở bệnh nhân 4 nước tại châu Phi, nhưng từ 2020 đến nay ghi nhận tới 24 ca tại 5 tỉnh của Việt Nam.

Ghi nhận ca bệnh 'giun rồng' ở Việt Nam, loại giun dài đến hàng mét
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar