26/05/2025 09:32 GMT+7

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh: Không hoang mang nhưng không chủ quan

Từ đầu năm 2025, Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, với số ca mắc rải rác và không có ca tử vong. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng mới NB.1.8.1 - hậu duệ của dòng JN.1 (thuộc nhánh Omicron) có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng.

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh: Không hoang mang nhưng không chủ quan - Ảnh 1.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm bệnh bùng phát mạnh năm 2021 - Ảnh: NAM TRẦN

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, chia sẻ và đưa ra khuyến cáo: người dân không hoang mang nhưng tuyệt đối không chủ quan.

Tình hình dịch COVID-19: Ổn định nhưng tiềm ẩn rủi ro

Theo bác sĩ Hoàng, tính đến ngày 19-5, cả nước ghi nhận 148 ca mắc COVID-19 tại 27 tỉnh thành. Dù không có ca tử vong, tuy nhiên tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Nghệ An ghi nhận sự gia tăng rõ rệt.

Tại TP.HCM, số ca tăng từ 51 (ngày 16-5) lên 79 (ngày 25-5), đặc biệt biến chủng NB.1.8.1 đã chiếm tới 83% mẫu bệnh phẩm được giải trình tự gene, cho thấy sự lây lan nhanh chóng và chiếm ưu thế rõ rệt chỉ trong vài tuần.

Cùng thời điểm, thế giới chứng kiến sự giảm mạnh số ca COVID-19, nhưng một số nước như Thái Lan, Brazil và Anh vẫn ghi nhận hàng nghìn ca mỗi tuần. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch COVID-19 đang ở giai đoạn ổn định nhưng biến thể mới tiếp tục xuất hiện và gây bùng phát cục bộ.

Bác sĩ Hoàng cho hay biến chủng NB.1.8.1 là hậu duệ của biến chủng JN.1 (Omicron), lần đầu tiên phát hiện ngày 22-1-2025 và hiện đã có mặt tại ít nhất 22 quốc gia, gồm Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản…

Ngày 23-5, WHO xếp NB.1.8.1 vào nhóm biến chủng đang được theo dõi (VUM) - tức là chưa có bằng chứng gây bệnh nặng, nhưng cần giám sát chặt.

Về mặt di truyền, NB.1.8.1 sở hữu nhiều đột biến tại vùng RBD (protein gai) giúp tăng khả năng bám dính vào tế bào người - cơ chế giúp vi rút lây lan hiệu quả hơn.

Dù vậy, theo phân tích của bác sĩ Hoàng, biến chủng này chỉ làm giảm hiệu quả kháng thể 1,5-1,6 lần, tương đương các biến thể trước. Các loại vắc xin cập nhật theo JN.1 vẫn có hiệu quả bảo vệ tốt.

Triệu chứng của NB.1.8.1 thường nhẹ như sốt nhẹ, đau họng, ho, nghẹt mũi, mệt mỏi, dễ nhầm với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, chính điều này khiến nhiều người chủ quan, không xét nghiệm và vô tình trở thành nguồn lây trong cộng đồng.

Đối phó biến chủng mới: Linh hoạt nhưng không lơ là

Trước diễn biến mới, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả bệnh viện và đơn vị y tế trong cả nước rà soát kế hoạch thu dung, điều trị, khu cách ly, thuốc men, vật tư, đặc biệt tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao: người già, bệnh nền, phụ nữ mang thai.

Thay vì phong tỏa rộng, chiến lược hiện tại tập trung vào quản lý nội viện và kiểm soát chéo trong bệnh viện - nơi dễ xảy ra lây lan nếu không kiểm soát tốt.

Người dân cũng được khuyến cáo không chủ quan. Thông điệp "5K mở rộng" tiếp tục được nhấn mạnh: đeo khẩu trang tại nơi đông người, đặc biệt ở bệnh viện; rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân; tránh tụ tập khi không cần thiết; nâng cao miễn dịch bằng lối sống lành mạnh; đi khám ngay khi có triệu chứng, kể cả nhẹ.

Ngoài ra, tiêm nhắc lại vắc xin là điều rất quan trọng, đặc biệt với người già và người có bệnh nền.

Tại TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) đang phối hợp cùng đơn vị nghiên cứu OUCRU tăng cường giải trình tự gene vi rút, phát hiện sớm biến chủng mới. Đồng thời, hệ thống y tế tuyến cơ sở được huy động để truyền thông đến cộng đồng, trường học, khu dân cư.

"Chúng ta không cần hoảng sợ. Điều cần làm là hành động sớm, linh hoạt, cập nhật kiến thức, tăng cường giám sát và giữ vững tinh thần phòng bệnh từ mỗi cá nhân", bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng NB.1.8.1 là lời nhắc rằng COVID-19 chưa hoàn toàn kết thúc. Dù không gây bệnh nặng, biến chủng này lây nhanh và có thể gây áp lực lên hệ thống y tế nếu số ca tăng đột biến.

Trước đó do tình hình ca mắc COVID-19 có gia tăng, ngày 25-5 trong văn bản hỏa tốc đến các địa phương về phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế có yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng chống COVID-19.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động phòng, chống dịch, nhưng không nên quá hoang mang. Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Tin tức sáng 26-5: Loạt cổ phiếu bị hạn chế giao dịch; Ca COVID-19 tăng ở Hà Nội

Tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn đề xuất bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng trong thu, chi ngân sách nhà nước; Một loạt cổ phiếu bị hạn chế giao dịch; Hà Nội 155 ca COVID-19 trong 1 tuần...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar