23/12/2023 10:02 GMT+7

Cơ hội xuất khẩu lao động rộng mở

HÀ QUÂN
và 1 tác giả khác

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang đàm phán tăng tỉ lệ tiếp nhận lao động Việt Nam với nhiều thị trường, đặc biệt là Hàn Quốc. Dự báo số người đi làm việc ở nước ngoài sẽ đạt đỉnh như trước dịch COVID-19.

Lao động đi Hàn Quốc theo chương trình EPS thường cao hơn nhiều lần chỉ tiêu công bố - Ảnh: HÀ QUÂN

Lao động đi Hàn Quốc theo chương trình EPS thường cao hơn nhiều lần chỉ tiêu công bố - Ảnh: HÀ QUÂN

Thông tin này được ông Nguyễn Gia Liêm - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - chia sẻ sau khi số lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2023 vượt chỉ tiêu, đồng thời nhiều nước đang xem xét tăng số tiếp nhận.

Tín hiệu vui

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, sau dịch COVID-19 các nước có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài để phục hồi, phát triển kinh tế. Có nước nới lỏng tiếp nhận, sẵn sàng hợp tác tiếp nhận số lượng lớn lao động. Do vậy, có quyền kỳ vọng con số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể đạt đỉnh trước dịch COVID-19 như năm 2019 gần 150.000 người.

Thị trường Hàn Quốc ngày càng hấp dẫn lao động Việt với các chương trình EPS, visa E7 (tay nghề cao), visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) hay lao động thời vụ và đều tăng hạn ngạch tiếp nhận. Trong khi đó, các thị trường tại châu Âu và Trung Đông cũng sôi động trở lại và đề nghị tiếp nhận, ký các thỏa thuận tuyển lao động Việt Nam.

Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đang cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam nghiên cứu tăng số lượng lĩnh vực sản xuất chế tạo. "Trước đây họ cần lao động phổ thông, nay họ cần lĩnh vực công nghiệp gốc như đóng tàu, hàng không, công nghệ cao... Phía Hàn Quốc còn có thể mở ra chương trình hợp tác khác như điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe" - ông Liêm cho hay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Kim Yoon Hye - tham tán lao động Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam - cho biết do tỉ lệ sinh thấp, nhu cầu nhân lực tăng, nước này dự kiến tăng tỉ lệ tiếp nhận lao động nước ngoài. Chẳng hạn số lao động các nước cho chương trình EPS năm 2024 dự kiến lớn hơn so với 120.000 của năm 2023 (riêng Việt Nam sẽ có trên 12.000 chỉ tiêu).

Vị này phân tích hai nước khá tương đồng văn hóa, lao động Việt cần cù và có tay nghề cao nên nhu cầu của doanh nghiệp Hàn rất lớn, tập trung các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, đóng tàu.

Với ngành dịch vụ, nhu cầu nhân viên dọn phòng, điều dưỡng dự kiến tăng do tốc độ già hóa nhanh chóng. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng rất cởi mở với nhân sự ngành công nghệ thông tin, chuyên ngành khoa học - kỹ thuật.

Bà Kim khẳng định lao động Việt có nhiều cách đến Hàn Quốc làm việc qua chương trình EPS, thời vụ, visa E7 song phải tìm hiểu kỹ điều kiện, quy định của các chương trình, yêu cầu ngoại ngữ...

"Chính phủ Hàn Quốc đang mở rộng các ưu đãi, cho phép chuyển đổi sang thị thực lưu trú dài hạn, cung cấp cơ hội đào tạo nghề cho người lao động nước ngoài đã làm việc lâu dài tại một nơi làm việc, không vi phạm pháp luật... Mong lao động Việt Nam lưu ý những điều này khi sang Hàn Quốc làm việc" - bà Kim nói.

Đề xuất bỏ quy định tạm ngừng xuất cảnh

Báo cáo của Trung tâm Lao động ngoài nước, chín tháng đầu năm 2023 số lao động cư trú bất hợp pháp chiếm 34,5%. Tỉ lệ này năm 2020 giảm còn 20% do ảnh hưởng của dịch COVID-19 song năm 2022 lại tăng lên 28%.

Ông Nguyễn Gia Liêm cho biết hai bên đang xây dựng phụ lục các biện pháp giảm tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Trong đó có chỉ tiêu giảm tỉ lệ lao động cư trú bất pháp xuống còn 24% (so với cam kết 28% hiện tại). Biện pháp đưa ra như đào tạo kỹ lao động trước khi đưa đi, đẩy mạnh ký quỹ đảm bảo 100 triệu đồng.

Với việc tạm dừng tuyển lao động địa phương đề nghị phía Hàn Quốc không áp dụng biện pháp này.

Ông Liêm nói những năm đầu quy định trên khả thi vì tỉ lệ lao động sang Hàn Quốc cư trú bất hợp pháp quá cao song hiện không còn hiệu quả: "Chúng ta đề nghị Hàn Quốc không áp dụng biện pháp này, đồng thời bộ sẽ đề xuất các địa phương tích cực vận động, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục người lao động chấp hành đúng quy định pháp luật và về nước đúng thời hạn".

Trong khi đó, tham tán Kim Yoon Hye nêu rõ hạn ngạch tiếp nhận lao động xác định bằng việc đánh giá tỉ lệ cư trú bất hợp pháp, ưu tiên của doanh nghiệp, thời gian phái cử cần thiết. Điều này đồng nghĩa các nước càng tuân thủ tốt quy định sẽ càng được phân bổ nhiều chỉ tiêu. "Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đang nỗ lực đảm bảo Việt Nam có nhiều hạn ngạch nhất có thể" - bà Kim thông tin.

Vừa về nước lại muốn đăng ký đi

Hết hợp đồng ba năm làm việc tại Hàn Quốc về nước, anh Trần Văn Cường (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) muốn đăng ký quay lại do khó tìm việc trong nước. Anh Cường làm công nhân đứng máy cho một công ty sản xuất linh kiện máy móc ở tỉnh Jeollabuk-do của Hàn Quốc.

Vì còn trong độ tuổi lao động nên anh muốn đăng ký sang Hàn làm một đợt nữa và thủ tục sẽ dễ hơn lần đầu. "Lương bên đó tốt nên nếu tiết kiệm chi tiêu, dành dụm có dư mang về" - anh Cường nói.

Làm việc tại một nhà máy của Hàn Quốc tròn một năm, anh Nguyễn Trọng Duyệt (Kim Bảng, Hà Nam) mong công ty có nhiều đơn hàng, công nhân được tăng ca. Làm trong môi trường độc hại, anh Duyệt mong có thêm trợ cấp ngành nghề, hỗ trợ thêm bữa ăn tại công ty. Trước mắt, anh được đóng bốn loại bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm bảo vệ sức khỏe và thất nghiệp.

Tính toán mở thêm phòng thi tiếng Hàn EPS tại miền Tây

Số lao động khu vực Tây Nam Bộ đi Hàn Quốc thấp một phần do khoảng cách, chi phí khi phải lên TP.HCM dự thi nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị lập điểm thi tại khu vực này. Đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết HRD Hàn Quốc đang nghiên cứu thành lập trung tâm đào tạo cho lao động EPS tại Cần Thơ, dựa vào hiệu quả của trung tâm này để tính toán việc lập trung tâm khảo thí tiếng Hàn EPS.

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, 11 tháng đầu năm 2023 số lao động Việt Nam làm việc nước ngoài trên 146.000 người (vượt mục tiêu 110.000 người của năm 2023). Trong đó tập trung chủ yếu ở thị trường Nhật Bản trên 74.000 người, Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 54.000 người, Hàn Quốc gần 13.000 người. Ngoài ra, lao động Việt còn đi Hungary, Singapore, Rumania, Ba Lan...

Xuất khẩu lao động tăng, nhiều cơ hội cho người trẻ

Sáu tháng đầu năm 2023, trên 72.000 lao động Việt Nam đã đi nước ngoài làm việc, tăng gấp rưỡi so với năm 2022.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X vừa là ngày hội tôn vinh thiếu nhi tiêu biểu vừa là sân chơi truyền cảm hứng công nghệ, sáng tạo chuyển đổi số cho thế hệ măng non.

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar