21/01/2016 10:26 GMT+7

​Cơ hội cuối để cứu hiệp ước Schengen của châu Âu

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Hiệp ước Schengen về việc đi lại tự do giữa các nước thuộc liên minh châu Âu có nguy cơ sụp đổ trước “cơn bão” người nhập cư chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

EU sẽ phải hành động trên rất nhiều mặt trận nếu khối này muốn tìm cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư - Ảnh: Newzimbabwe

Theo Financial Times, hiệp ước Schengen cho phép công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) được phép đi lại không cần hộ chiếu giữa nhiều quốc gia trong khối. 

Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng cả về kinh tế lẫn tính biểu tượng đoàn kết của nó, Schengen đang có nguy cơ bị “bức tử” trước làn sóng ồ ạt người di cư từ Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu.

Chưa bảo vệ biên giới ngoài EU

Sự hỗn loạn với hiệp ước Schengen hiện nay có nguyên nhân từ việc thiếu toàn vẹn trong cách thức hoạt động như một hệ thống chung của khối.

Mặc dù các quốc gia thành viên đều đã gỡ bỏ những rào cảnh biên giới giữa các nước trong khối với nhau, nhưng họ lại chưa thực thi một cơ chế chung mạnh mẽ trong việc bảo vệ đường biên giới bên ngoài EU.

Điều này sẽ không gây rắc rối khi lượng người nhập cư đổ vào EU không lớn. Tuy nhiên nó đã sinh chuyện khi những bất ổn chính trị ở Syria và Libya xảy ra sau năm 2011 đã tạo ra làn sóng di cư từ những khu vực này ồ ạt đổ về châu Âu, buộc nhiều chính phủ trong khối này phải cấp tập dựng rào bảo vệ biên giới.

Cho tới nay các nước EU vẫn chưa thể đạt được nhất trí trong việc chia sẻ hạn mức người di cư mỗi nước phải có trách nhiệm chia sẻ.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều di dân đổ vào châu Âu, ông Donald Tusk, chủ tịch Hội đồng Châu Âu tuần này đã cảnh báo, EU sẽ “còn tối đa hai tháng nữa” để kiểm soát tình hình này, nếu không sẽ phải đối mặt với việc “sụp đổ hiệp ước Schengen”.

Cái giá để duy trì Schengen

Ở cương vị của mình, Ủy ban Châu Âu (EC) cũng đã đưa ra những kế hoạch cần thiết. Tháng 12-2015, EC kêu gọi tăng cường công tác kiểm soát biên giới EU thông qua hoạt động của tổ chức bảo vệ biên giới.

EC cũng đề xuất việc cải tổ chính sách giải quyết cơ chế tị nạn cho người nhập cư. Theo những nguyên tắc hiện tại, quốc gia đầu tiên mà người tị nạn đặt chân tới phải chịu trách nhiệm giải quyết đơn xin cấp cơ chế tị nạn của họ.

EC đề xuất loại bỏ nguyên tắc này vì cho rằng, cần phải phân bổ đều số người xin tị nạn cho các quốc gia trong toàn khối, mức độ phân bổ căn cứ theo tình hình kinh tế của từng nước.

Tuy nhiên cho tới nay, những đề xuất về việc phân bổ hạn mức tiếp nhận người tị nạn trên toàn EU vẫn chưa thể thực hiện vì một số chính phủ trong khối đã không thuyết phục được người dân về chính sách này.

EU sẽ phải hành động trên rất nhiều mặt trận nếu khối này muốn tìm cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.

Trước hết, khối này cần tiếp tục tăng cường những áp lực cần thiết để đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Syria, chấm dứt tình trạng hỗn loạn của cuộc nội chiến.

EU cũng cần dồn thêm nguồn tài chính cho ba nước đang phải chật vật bảo trợ nhiều người tị nạn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon.

Các nước EU, đặc biệt là Đức, cũng phải tăng cường năng lực tiếp nhận người nhập cư và giúp họ hòa nhập với nơi cư trú mới.

Còn nếu trong trường hợp cái giá để vẫn duy trì hiệp ước Schengen là thu hẹp phạm vi áp dụng của nó thì rất có thể, điều này sẽ xảy ra.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar