20/05/2025 16:21 GMT+7

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người - Ảnh 1.

Bác sĩ Inderbir Gill (trái) và bác sĩ Nima Nassiri (phải) là người thực hiện ca phẫu thuật này, bệnh nhân là ông Oscar Larrainzar (41 tuổi), người mắc một dạng ung thư bàng quang hiếm gặp - Ảnh: UCLA HEALTH

Theo báo Straits Times ngày 20-5, ca phẫu thuật ghép bàng quang được thực hiện bởi các bác sĩ đến từ Đại học California tại Los Angeles (UCLA) và Đại học Nam California (USC) cho ông Oscar Larrainzar - người đã mất phần lớn chức năng bàng quang do điều trị một dạng ung thư bàng quang hiếm gặp.

Sau ca phẫu thuật, ông Larrainzar (41 tuổi) vui vẻ chia sẻ trong buổi tái khám ngày 18-5: “Tôi từng như một quả bom nổ chậm. Nhưng bây giờ tôi đã có hy vọng”.

Ngoài ghép bàng quang, ông Larrainzar còn được ghép thận trong ca phẫu thuật này vì cả hai quả thận của ông đã bị cắt bỏ gần bốn năm trước.

Điều bất ngờ là khi nối thận và bàng quang mới của ông Larrainzar, chức năng bài tiết hoạt động gần như tức thì, trong khi thông thường phải mất đến một tuần sau khi ghép thận mới có thể bắt đầu sản xuất nước tiểu.

“Chỉ số creatinine (chỉ số đánh giá chức năng thận) của ông ấy bắt đầu cải thiện ngay sau ca ghép”, bác sĩ thực hiện phẫu thuật Nima Nassiri cho biết.

Các bác sĩ có kế hoạch thực hiện thêm bốn ca cấy ghép bàng quang nữa như một phần của thử nghiệm lâm sàng, trước khi tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn hơn.

Trước đây, hầu hết bệnh nhân bị cắt bỏ bàng quang sẽ được sử dụng một phần ruột để tạo hình giúp dẫn nước tiểu.

Tuy nhiên, mô ruột vốn chứa nhiều vi khuẩn, việc đưa nó vào hệ tiết niệu - vốn là môi trường vô trùng - sẽ dễ dẫn đến biến chứng. Theo bác sĩ Inderbir Gill, tỉ lệ biến chứng ở phương pháp này lên đến 80%.

Do đó bác sĩ Inderbir Gill - người thực hiện ca phẫu thuật cùng bác sĩ Nassiri - gọi đây là “sự hiện thực hóa một giấc mơ” trong việc điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân đang phải chịu đựng cơn đau vùng chậu kéo dài, viêm nhiễm và các đợt nhiễm trùng tái phát.

“Không còn nghi ngờ gì nữa: một cánh cửa tiềm năng đã được mở ra cho những người trước đây không có hy vọng nào”, bác sĩ Gill, cũng là trưởng khoa tiết niệu tại USC, cho biết.

Dù vậy, một số chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng. Bác sĩ Rachel Forbes - chuyên gia ghép tạng tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt - cho biết rủi ro lớn nhất vẫn là phản ứng miễn dịch (đào thải) của cơ thể sau khi ghép tạng và các tác dụng phụ do thuốc ức chế miễn dịch.

“Đây rõ ràng là một bước tiến kỹ thuật, nhưng chúng ta đã có những phương pháp sẵn có cho người không có bàng quang mà không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch. 

Trừ khi bệnh nhân vốn dĩ đã phải dùng các loại thuốc đó như trong trường hợp ông Larrainzar, tôi lo rằng (phương pháp này) có thể đang đánh đổi một loại biến chứng để lấy một loại biến chứng khác”, bác sĩ Forbes cho biết.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bé trai sinh ra với tình trạng di truyền hiếm gặp vừa trở thành người đầu tiên trên thế giới được điều trị thành công bằng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR cá nhân hóa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar