20/05/2025 16:45 GMT+7

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte - Ảnh 1.

Tổng thống Marcos trả lời các câu hỏi của nhà báo Anthony Taberna trong BBM Podcast ngày 19-5 - Ảnh: PHILSTAR GLOBAL

Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 19-5 đã đăng một podcast trên kênh YouTube của mình, cho biết "sẵn sàng hòa giải" với gia tộc của cựu tổng thống Rodrigo Duterte.

"Tôi không muốn vướng vào rắc rối. Tôi muốn hòa thuận với tất cả mọi người, như vậy sẽ tốt hơn. Tôi đã có quá nhiều đối thủ rồi, không cần thêm nữa. Tôi cần bạn bè", tổng thống Philippines chia sẻ.

Tổng thống Marcos khẳng định ông luôn cởi mở và sẵn sàng hàn gắn rạn nứt, ngay cả khi nhiều người chỉ trích ông vì "bất đồng chính sách".

"Tôi theo đuổi sự ổn định hết mức có thể, để chúng ta có thể làm tốt công việc của mình", ông Marcos nói trên podcast.

Theo Tổng thống Marcos, hiện ông sẽ ưu tiên các dự án của chính quyền liên quan đến lĩnh vực du lịch, y tế và giao thông, trong đó có dự án tàu điện ngầm metro Manila.

Về phía gia tộc Duterte, cựu tổng thống Rodrigo Duterte vẫn đắc cử thị trưởng thành phố Davao quê nhà dù đang bị giam giữ tại nhà tù của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) tại The Hague, Hà Lan với các cáo buộc tội ác chống lại loài người.

Con gái ông, Phó tổng thống Sara Duterte, hiện đang bị Thượng viện Philippines xét xử luận tội, với loạt cáo buộc tham nhũng và ám sát Tổng thống Marcos.

Trong trường hợp Thượng viện Philippines thông qua quyết định luận tội, Phó tổng thống Sara Duterte có thể bị bãi nhiệm và mất cơ hội tranh cử tổng thống vào năm 2028.

Theo ông Marcos, quyết định luận tội bà Duterte hiện nằm trong tay Thượng viện: "Mọi chuyện luôn có quy trình, và chúng ta hãy để mọi thứ diễn ra theo quy trình của nó".

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 12-5 tại Philippines là màn đối đầu căng thẳng giữa hai gia tộc quyền lực: Marcos và Duterte. Đây được xem là bước ngoặt định hình cục diện chính trị trước thềm bầu cử tổng thống năm 2028.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga "bắt giữ" trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Phía Qatar khẳng định việc đề nghị tặng máy bay cho Tổng thống Trump là quan hệ đồng minh bình thường, đồng thời khẳng định không có mục đích gây ảnh hưởng chính trị.

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar