30/10/2014 08:12 GMT+7

Cô học trò bị ung thư nuôi người mẹ tâm thần

LÊ TRIỀU SƠN
LÊ TRIỀU SƠN

TT - Không cha, lầm lũi một mình nuôi hai người thân bị bệnh, bản thân lại mắc bệnh ung thư vú quái ác nhưng Ngô Thị Thanh vượt qua nghịch cảnh.

Sau giờ học ở trường, về nhà Thanh chăm sóc mẹ - Ảnh: Triều Sơn

Đó là em Ngô Thị Thanh, học sinh lớp 11A4 Trường THPT Thừa Lưu (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).

Gia đình Thanh thuộc diện hộ nghèo, gồm ba thành viên: mẹ em, dì (em gái mẹ) và em. Sống trong căn nhà tình thương cấp bốn do Nhà nước xây dựng năm 2006.

Nghịch cảnh éo le

Bà Phan Thị Nay - mẹ Thanh - năm nay 50 tuổi, cuộc đời bà là một chuỗi ngày vất vả, khó khăn. Năm 15 tuổi, bà mang trong người căn bệnh động kinh.

Vì cuộc sống lam lũ, vất vả và suy nghĩ nhiều nên bệnh tình ngày càng nặng hơn. Năm Thanh lên lớp 1, mẹ Thanh không còn tỉnh táo như người bình thường nữa, không kiểm soát được bản thân, thậm chí nhiều lúc không biết Thanh là ai. Bác sĩ bảo bà đang mang trong người căn bệnh tâm thần.

Khó khăn chồng lên khó khăn khi dì của Thanh cũng lâm bệnh như mẹ em. Hằng ngày Thanh phải thui thủi một mình gánh vác toàn bộ công việc: chăm mẹ, dì và kiếm sống.

Mỗi khi mẹ lên cơn, Thanh vừa chăm mẹ vừa khóc bởi mẹ không nhận ra mình. Tuổi thơ của em là từng giờ, từng ngày đau thương cả thể xác lẫn tinh thần.

Tháng ngày trôi qua, bệnh tình của mẹ và dì Thanh không hề thuyên giảm mà ngày thêm trầm trọng.

Nghịch cảnh, số phận trái ngang không chịu buông tha cô bé tội nghiệp này khi chính Thanh chẳng may lại mang trong người căn bệnh ung thư. Gia đình không biết bấu víu vào đâu để sống!

Nghị lực phi thường

Biết bao khó khăn, bão tố ập đến không chỉ bởi hoàn cảnh gia đình mà bản thân em còn chống chọi với căn bệnh ung thư vú quái ác. Vậy nhưng Thanh không gục ngã.

Hằng ngày, sau buổi tan trường em lại tất bật lo bữa cơm cho mẹ, cho dì. Bữa cơm chỉ có rau củ quả và lon gạo của những người tốt bụng cho. Những lúc rỗi em lại đi củi để kiếm ít tiền đổi bút sách đến trường.

Thanh cho biết căn bệnh quái ác làm đầu em thường xuyên đau đớn, đi đứng khó khăn, đôi khi không xác định được không gian xung quanh. “Nhưng được sống là hạnh phúc lắm rồi” - Thanh chia sẻ.

Cuộc sống vẫn còn đôi chút công bằng với số phận bất hạnh ấy. Thanh đã được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của một số tổ chức, cá nhân, bạn bè và thầy cô ở những nơi mà em theo học.

Ðược sự quan tâm của chính quyền xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc và các nhà hảo tâm nên cuộc sống đỡ vất vả hơn, Thanh đã được các bác sĩ khoa ung bướu Bệnh viên T.Ư Huế phẫu thuật hai lần vào năm 2013.

Dẫu sức khỏe giảm sút, hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng Thanh vẫn luôn chăm học. Ngoài thời gian lo cơm nước, chăm sóc hai người bệnh xong là Thanh lao vào học, học mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy 10 năm qua em luôn đạt học sinh giỏi - xuất sắc.

Năm lớp 10 là học sinh giỏi tiêu biểu của trường. Ðặc biệt Thanh rất có năng khiếu học môn tiếng Anh, năm nào em cũng được trường chọn đi thi Olympic tiếng Anh cấp tỉnh, học sinh giỏi tiếng Anh.

Với nghị lực phi thường và tinh thần hiếu học, tôi tin rằng em không bao giờ gục ngã mà luôn rực cháy khát khao, hoài bão về một ngày mai tươi sáng.

Ngô Thị Thanh chính là cô học trò đầy nghị lực vượt qua nghịch cảnh để học giỏi, là một cô học trò tôi cảm phục và trân trọng nhất trong suốt 20 năm theo nghề dạy học.

Tuần qua, chuyên mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” và “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được bài viết của các tác giả: Bảo Thoa, Nguyệt Linh (Hà Nội), Bùi Thị Nga (Bắc Giang), Phạm Duy Nhất (Hải Phòng), Lạc Thiên (Thừa Thiên - Huế), Ðỗ Tấn Ngọc, Phạm Văn Tiên (Quảng Ngãi), Phạm Ðỗ Bình An (Ðắk Nông), Nguyễn Quang Thi, Nguyễn Hoàng Chương (Lâm Ðồng), Phan Tuyết, Trần Ðức Thắng, (Bình Thuận), Nguyễn Hà, Vũ Thị Ni Na, Trương Quốc Vũ (Ðồng Nai), Lê Ngọc Hạnh, Trần Quỳnh Như (Bình Dương), Nguyễn Huỳnh Nhi, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Ðước, Lê Thị Thúy Loan (TP.HCM), Lê Ðức Ðồng (Sóc Trăng), Nguyễn Văn Khánh (An Giang) cùng các bạn đọc La Tử Lan, Ðỗ Nguyễn Phương Quế, Công Nguyễn, Mai Vũ, Mai Xuân Hạnh.

Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài về cho chuyên mục qua địa chỉ email [email protected] hoặc tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).

Những bài viết hay, được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ trong tháng sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm là phần thưởng trị giá 1 triệu đồng.

Cuối mỗi quý, những bài viết hay nhất sẽ được trao giấy chứng nhận và phần thưởng trị giá 3 triệu đồng.

TUI TR

 

LÊ TRIỀU SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar