13/12/2024 16:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có gì trong giờ ra chơi ở trường học 'không điện thoại'?

Giờ ra chơi, sân trường Trường THPT Trường Chinh (quận 12, TP.HCM) không có cảnh học sinh cắm mặt vào điện thoại, mà rộn rã tiếng cười nói của các nhóm chơi bóng rổ, đá cầu, nhảy hiện đại...

Có gì trong giờ ra chơi ở trường học 'không điện thoại'? - Ảnh 1.

Nhóm bạn của Phạm Nguyễn Quỳnh Anh (học sinh lớp 12C12) ngồi trò chuyện và ôn lại bài - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Không điện thoại giúp học tập tốt hơn

Được biết trong những năm học trước, Trường THPT Trường Chinh (quận 12, TP.HCM) đã có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong khuôn viên trường. Tuy nhiên từ năm học 2023-2024, quy định này được nhà trường thực hiện nghiêm ngặt và triệt để hơn.

Hiện trường có khoảng 2.580 học sinh với 57 lớp học. Trong 25 phút giải lao giữa các buổi học, sân trường trở nên rộn ràng với rất nhiều hoạt động được các em xây dựng và nhiệt tình tham gia.

Có bạn sẽ tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ nhảy hiện đại. Còn những bạn khác sẽ chơi đá cầu, đánh cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… hay ngồi ôn bài tập, trò chuyện cùng với bạn bè.

Thầy Nguyễn Quang Phước - phó hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh, quận 12, TP.HCM - cho biết nhà trường ghi nhận các em học sinh có sự tương tác với bạn bè và thầy cô, có sự tập trung vào việc học nhiều hơn, đem lại kết quả học tập tốt.

"Việc triển khai quy định này trong năm học 2023-2024 được đông đảo phụ huynh đồng tình ủng hộ. Học sinh sau một thời gian thực hiện thì các em có thói quen và chấp hành tốt hơn. Đặc biệt, vào giờ ra chơi các em tập trung xuống sân nhiều hơn và tăng cường vận động, thể dục thể thao.

Cấm sử dụng điện thoại không có nghĩa cấm các em không được mang điện thoại vào trường. Trong các tiết học, nếu cần nhà trường vẫn cho các em sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin theo kế hoạch bài dạy của thầy cô. 

Bên cạnh đó, nhà trường cũng có quy định khu dành riêng để giờ ra về các em có phương tiện liên lạc với phụ huynh hoặc đặt xe công nghệ đi lại" - thầy Phước nói.

Có gì trong giờ ra chơi ở trường học 'không điện thoại'? - Ảnh 2.

Học sinh Trường THPT Trường Chinh (quận 12, TP.HCM) chơi thể thao giờ ra chơi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Những kỷ niệm đẹp thời học sinh

Em Trịnh Lê Quốc Triệu (học sinh lớp 11B14) cho biết thông thường em và các bạn sẽ chơi đánh cầu lông, cùng học tập, xây dựng kế hoạch làm bài tốt hơn và hiểu nhau hơn.

"Chúng em không lệ thuộc vào điện thoại, nên bạn bè, thầy cô và gia đình có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau hơn. Em sử dụng điện thoại có kế hoạch, trước khi đến trường em dùng để xem thông báo học tập, sau giờ học thì dùng tra cứu bài tập và nghiên cứu tài liệu. Trung bình chỉ dùng điện thoại từ 1-2 tiếng mỗi ngày" - em Triệu bộc bạch.

Em Phạm Nguyễn Quỳnh Anh (học sinh lớp 12C12) chia sẻ: "Vào giờ ra chơi các câu lạc bộ sẽ xuống sân biểu diễn phục vụ văn nghệ cho mọi người. Ngoài ra, chúng em có thể chơi cùng bạn bè, ngồi trò chuyện với nhau để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.

Không có điện thoại, chúng em có thể chuyện trò với nhau, tạo ra những kỷ niệm đẹp thời học sinh, tham gia các hoạt động và dành thời gian học nhiều hơn". 

Sân trường học không điện thoại - Ảnh 3.

Các em trong câu lạc bộ nhảy hiện đại luyện tập - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sân trường học không điện thoại - Ảnh 4.

Sân trường rộn ràng hơn bao giờ hết, không còn cảnh học sinh thụ động bấm điện thoại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sân trường học không điện thoại - Ảnh 5.

Nhóm bạn Đức Khải thích thú đi dạo trong sân trường - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sân trường học không điện thoại - Ảnh 6.

Các em học sinh nam chơi đá cầu vào giờ ra chơi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Có gì trong giờ ra chơi ở trường học 'không điện thoại'? - Ảnh 7.

Đi học, các bạn sẽ đem theo vật dụng để chơi bộ môn thể thao mình yêu thích - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sân trường học không điện thoại - Ảnh 8.

Không điện thoại giúp học sinh gắn kết với nhau hơn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sân trường học không điện thoại - Ảnh 9.

Sân trường cũng trở nên vui tươi, tích cực hơn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Có gì trong giờ ra chơi ở trường học 'không điện thoại'? - Ảnh 10.

Việc trò chuyện với bạn bè giúp các bạn tự tin, tỉnh táo hơn khi bước vào giờ học - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Học sinh mang điện thoại vào trường, cấm hay không?

Theo thông báo đầu năm học mới ở nhiều trường trung học cơ sở, học sinh được yêu cầu không mang điện thoại vào trường. Điện thoại có thể bị thu giữ, niêm phong đến cuối năm học nếu học sinh vi phạm quy định trên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar