22/05/2023 06:40 GMT+7

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia?

Lễ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023 tối 21-5 cho ‘Hội thề trung hiếu’ hay còn được biết đến là hội thề làm quan trong sạch ở đền Đồng Cổ, Hà Nội đã tái hiện tích vua Lý Thái Tông 995 năm trước khởi xướng lễ hội đặc biệt này.

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia? - Ảnh 1.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tặng hoa chúc mừng nhân dân làng - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ.

Ngoài phần lễ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trang trọng, ngắn gọn, thì tích xưa được thể hiện qua ngôn ngữ sân khấu với sự thể hiện của các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã cho quan khách hiểu được gốc tích của lễ hội độc đáo mà các vua quan triều Lý, Trần, Lê đều thực hiện hằng năm vào ngày 4-4 âm lịch tại ngôi đền ở Kẻ Bưởi xưa.

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia? - Ảnh 2.

Công bố quyết định "Hội thề trung hiếu" đền Đồng Cổ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: T.ĐIỂU

Từ lời thề trung hiếu gần ngàn năm trước

Trích đoạn sân khấu tuồng tối 21-5 gây xúc động cho người xem với màn tái dựng Hội thề trung hiếu gần 1.000 năm trước. Lúc bấy giờ thái tử Lý Phật Mã sau khi dẹp loạn tam vương, được phong "Thiên hạ minh chủ", lên ngôi, lấy hiệu Lý Thái Tông (đầu thế kỷ XI), đã mở hội thề này để răn dạy các quần thần tướng sĩ và con dân trong thiên hạ giữ trọn đạo hiếu trung.

Đó là cái đạo nhằm gìn giữ kỷ cương đất nước, đất nước thái bình hưng thịnh.

Sách xưa còn ghi, trong ngày lễ hội, trước đền đắp một đàn cao, xung quanh cờ xí rợp trời, đội ngũ chỉnh tề, giáo gươm rợp đất. Giữa đàn là thờ vị thần Đồng Cổ, lư hương nghi ngút, quan giám thệ điều khiển hội thề.

Bách quan văn võ từ phía đông đi vào đền, đến trước đàn, quỳ trước thần vị và đọc lời thề "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt".

Lễ hội này cũng được tổ chức tại đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia? - Ảnh 3.

Trích đoạn sân khấu tái hiện Hội thề trung hiếu do vua Lý Thái Tông khởi xướng - Ảnh: T.ĐIỂU

Tới lời thề làm quan trong sạch

Nhưng đến thời Trần Dụ Tông (1341-1369), vua ham chơi bời, lười chính sự, các quan tham nhũng, ức hiếp dân lành. Chu Văn An đã phải dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Nên nội dung lời thề tại Hội thề trung hiếu dưới nhà Trần sửa lại là: "Làm tôi tận trung/ Làm quan trong sạch/ Ai trái thế này/ Thần minh giết chết".

Dưới thời phong kiến, đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, được nhà vua và triều đình dành nhiều sự quan tâm.

Gần đây Hội thề trung hiếu mới được phục dựng lại tại đền Đồng Cổ ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Nhưng ngày nay, một số nghi thức đã thay đổi như không còn duy trì nghi thức cắt máu ăn thề và những người đọc lời thề là đoàn thể, nhân dân trong phường Bưởi.

Theo nhà sử học Lê Văn Lan, hội thề hiện nay do nhân dân làm chủ, nhưng cần phục hồi ở mức độ cao hơn để bảo vệ tính thời sự của nó.

Ngoài trích đoạn tái hiện Hội thề trung hiếu đầu tiên do vua Lý Thái Tông khởi xướng, đạo diễn Lê Thế Song còn đưa vào chương trình các bài hát xẩm, chèo chủ đề tô đậm nét đẹp độc đáo của đền Đồng Cổ và vị thần nơi đây.

Các tiết mục văn nghệ từ địa phương cũng làm cho lễ hội thêm phần độc đáo.

Hôm nay 22-5, chính hội sẽ diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi do nhân dân đứng ra tổ chức.

Lễ hội Minh thề: 'Lợi dụng việc công làm của tư thì thần linh đả tử'

Ngày 4-2 (tức 14 tháng giêng), người dân thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng lại nô nức trẩy lễ hội Minh thề, hội thề không tư túi của công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar