19/04/2013 11:20 GMT+7

"Cô gái hóa bà lão" đi Nga

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TT - Hẳn bạn đọc còn nhớ câu chuyện của chị Nguyễn Thị Phượng, một cô gái 26 tuổi ở Bến Tre bỗng dưng hóa thành bà lão. Câu chuyện của chị sau khi được loan tải trên báo đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Mới đây, thông qua Tuổi Trẻ, một đài truyền hình Nga đã mời vợ chồng chị Phượng sang đấy để tham dự một chương trình y khoa quốc tế. Đây quả là một điều bất ngờ lớn đối với chị Phượng, người chưa bao giờ đặt chân đến những nơi sang trọng, chưa bao giờ bước lên máy bay.

Kỳ 1: Email bất ngờ từ Matxcơva

Vào ngày lễ tình nhân 14-2-2013, Tuổi Trẻ bất ngờ nhận email từ cô Leyla Alnazarova, biên tập viên của kênh Russia-1 - đài truyền hình lớn nhất nước Nga.

Phóng to
Vợ chồng chị Phượng quá cảnh ở sân bay Doha, Qatar - Ảnh: Quỳnh Trung

Chị nhờ chúng tôi liên lạc để mời chị Nguyễn Thị Phượng, cô gái Bến Tre xinh đẹp bỗng dưng mắc bệnh lão hóa, tham gia chương trình y khoa quốc tế về “Hội chứng lão hóa”, dự kiến tổ chức ở thủ đô Matxcơva vào đầu tháng 3.'

“Chúng tôi tìm thấy các bài viết và video về chị Phượng trên báo Tuổi Trẻ và mong muốn mời cô ấy cùng chồng tham dự chương trình này. Chúng tôi đã quyên được một số tiền nhỏ giúp chị và hi vọng vợ chồng chị sẽ cảm thấy thoải mái nhất có thể trong thời gian ở Matxcơva” - Leyla viết trong email.

“Chúng tôi cần chị Phượng”

Chúng tôi vội tìm cách liên lạc với vợ chồng chị Phượng qua số điện thoại cũ nhưng không được. Một ngày, hai ngày... đầu dây bên kia vẫn im bặt. Thông qua nhiều người quen biết, chúng tôi vẫn không tìm được chị vì nghe nói chị mới chuyển chỗ ở. Sang ngày thứ ba, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi đầu dây bên kia có giọng nói trong trẻo của một cô gái và nhận ra đó là chị Phượng. Hóa ra điện thoại chị bị hư mấy ngày trước đó. Sau khi nghe lời mời từ phía Nga, chị Phượng cùng chồng vui vẻ đồng ý nhưng lại phát sinh thêm một vấn đề: vợ chồng chị chưa có hộ chiếu.

Phía Nga quyết định hoãn lại chương trình với lời nhắn: “Chúng tôi cần chị Phượng và sẽ đợi cho đến khi vợ chồng chị hoàn thành các giấy tờ thủ tục cần thiết”. Một đại diện của báo Tuổi Trẻ cũng được mời sang Nga vì Tuổi Trẻ là tờ báo đầu tiên viết về trường hợp của chị và đưa câu chuyện này lan rộng khắp thế giới.

Hai tuần sau đó, chị Phượng cùng chồng hoàn thành các giấy tờ cần thiết. Cả hai háo hức cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên trong đời, riêng chị Phượng lại khá hồi hộp vì không biết phản ứng và tình cảm của người Nga dành cho mình ra sao.

“Tôi xem bản đồ thế giới coi Nga có cách VN xa không. Công nhận xa thiệt, đến mấy ngàn cây số... Tôi run lắm, không biết nói năng sao đây trong trường quay” - chị Phượng thổ lộ trước chuyến đi.

Phóng to
Trên đường phố Matxcơva (Nga) - Ảnh: Quỳnh Trung

Muốn đem tuyết về VN

Trước chuyến đi Nga, chị Phượng nói rằng chị chưa bao giờ biết những chỗ rộng lớn, sang trọng và đầy camera an ninh như Lãnh sự quán Nga ở TP.HCM, cũng như chưa đặt chân vào bất kỳ nhà hàng hoặc quán bar sang trọng nào. Chị còn không bao giờ nghĩ tới một ngày nào đó được nhìn thấy tuyết rơi - những hình ảnh vợ chồng chị chỉ thấy qua những bộ phim truyện châu Âu chiếu về khuya. Thế mà chỉ trong chuyến đi Matxcơva lần này, chị đã trải nghiệm được tất cả lại hoàn toàn miễn phí.

Chị Phượng còn chia sẻ với chúng tôi cảm giác bỡ ngỡ lạ lẫm như một đứa trẻ khi lần đầu tiên trải qua cái lạnh âm độ khi đi bộ giữa hàng thông phủ trắng tuyết. “Lúc đó tôi muốn lấy tuyết bỏ vào trong một cái bọc đem về VN làm kỷ niệm” - chị thật thà nói.

“Ra sân bay thấy lạnh. Nó lạ lẫm, sao sao đâu. Tôi nghĩ trong cái rủi cũng có cái may, thấy mình may mắn hơn nhiều người. Có nhiều người muốn chạm tuyết mà có được đâu” - chị lại cười.

Nhưng hỏi chị ấn tượng gì nhất ở Matxcơva, chị nói đó là thời tiết ngồ ngộ. “Từ cha sanh mẹ đẻ đến giờ tôi mới biết ở Matxcơva trời lâu tối. Có khi gần 21g trời vẫn sáng trong khi ở VN thì tối mịt. Nó ngồ ngộ sao đó” - chị nói.

Trong khi đó, anh Tuyển trông rất hạnh phúc vì có cơ hội ra nước ngoài “du lịch” cùng vợ để mở rộng hiểu biết.

Khi được thông báo chị Phượng không quen với thức ăn Nga và chỉ có thể ăn cá đồng và thịt heo do hay bị dị ứng, kênh truyền hình Russia-1 có đưa chị tới một nhà hàng Việt sang trọng ở Matxcơva. Chu đáo hơn, họ còn mua thêm 2kg thịt heo, gạo và rau quả dự trữ ở căn hộ đầy đủ dụng cụ bếp núc mà họ thuê cho hai vợ chồng ở. Dù là đàn ông nhưng anh Tuyển đảm đang không thua kém chị em phụ nữ. Trong ba ngày lưu lại căn hộ trên, anh trổ tài nấu nướng với nguyên liệu chỉ duy nhất là thịt heo và những gia vị Nga có sẵn trong căn hộ và được vợ mình tấm tắc khen ngon.

“Tôi thấy chuyến đi này rất bổ ích. Nó giống như một chuyến du lịch giúp vợ tôi khuây khỏa sau gần hai năm trời liên tục uống thuốc và đi khám bác sĩ...” - anh Tuyển tâm sự.

Nhưng theo chúng tôi, chuyến đi Matxcơva này có lẽ sẽ trở nên hoàn hảo đối với anh chị nếu như chị Phượng không gặp phải một sự cố dở khóc dở cười ở phi trường quốc tế Domodedovo, Matxcơva.

Bị chặn lại vì “già quá”

Khi chị Phượng đang mơ màng nghĩ đến cảm giác lần đầu tiên đặt chân xuống một thành phố lớn ở châu Âu sẽ như thế nào thì nhân viên ở phi trường quốc tế Domodedovo, Matxcơva đã vô tình kéo chị trở về thực tại.

Khi trình thị thực ở cửa khẩu an ninh, chị bị mấy anh nhân viên tóc vàng mắt xanh giữ lại vì họ không tin chị mới 28 tuổi dù phóng viên Tuổi Trẻ đã cho họ xem đầy đủ các giấy tờ cần thiết, gồm thư mời của kênh truyền hình Nga, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, những tấm ảnh khi chị còn trẻ và một vài giấy tờ chứng minh căn bệnh của chị.

Sau hơn 30 phút xác minh thông tin từ Cục Xuất nhập cảnh và Bộ ngoại giao Nga, họ biết được căn bệnh của chị và tỏ ra rất thông cảm. Sau đó họ xin lỗi và nhiệt tình chỉ dẫn vợ chồng chị nhận hành lý.

Nói về sự cố này, chị Phượng hơi buồn và giận vì theo chị: “Ai cũng muốn mình đẹp nên tôi hơi buồn khi họ nghĩ mình giả dạng ra cơ thể xấu xí, già nua như thế này”.

Nhưng đó không phải là sự nhầm lẫn duy nhất, khi đang trên chuyến bay quá cảnh từ Doha, Qatar đến Matxcơva, một cô tiếp viên hàng không còn tưởng nhầm chị Phượng là mẹ của anh Tuyển. Sau khi phóng viên Tuổi Trẻ giải thích về căn bệnh mà chị Phượng đang mắc phải, cô vô cùng ngạc nhiên và bày tỏ sự thương cảm sâu sắc.

“Tôi không trách họ vì họ thật sự không biết. Tôi chỉ sợ người ta xa lánh mình vì không biết tôi bệnh gì”, chị Phượng bộc bạch sau khi nghe phóng viên Tuổi Trẻ kể lại.

______________

Kỳ tới: Bước ngoặt cuộc đời

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Fentanyl bất hợp pháp bắt đầu gây đại dịch ngầm ở Mỹ từ năm 2013 và trở thành loại ma túy mới phê hơn vì mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Chương trình khám và điều trị miễn phí dị tật tim bẩm sinh cho trẻ em khó khăn do Liên chi hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM tổ chức.

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar