05/12/2017 14:38 GMT+7

'Cô có đánh con không?'

SONG KHUÊ
SONG KHUÊ

TTO - Nỗi vất vả của giáo viên mầm non không thể đo đếm được, nhưng chắc rằng nỗi khổ tâm của các cô còn lớn hơn khi niềm tin của xã hội dành cho họ đang ngày càng vơi.

Cô có đánh con không? - Ảnh 1.

Công việc của giáo viên mầm non từng được một đại biểu HĐND TP.HCM ví là cực hơn công việc của một thợ hồ - Ảnh: T.T.D.

Con đi mẫu giáo về, câu phụ huynh hay hỏi là gì? Chính là 'Cô có đánh con không?'. 

Theo TS xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính quốc gia, cơ sở TP.HCM), câu hỏi này là một sự xúc phạm ghê gớm đến tình yêu thương của cô giáo, đến hình ảnh giáo viên mầm non.

Tại chương trình "Hãy bảo vệ con" do Trường mầm non 15, quận Tân Bình, TP.HCM vừa tổ chức, bà Thúy cho rằng từ một vài "con sâu" bạo hành trẻ, nhiều đứa trẻ đã bị người lớn vô tình gieo vào đầu nỗi ám ảnh: có nguy cơ bị cô giáo đánh. Ngay từ đầu đời, đứa trẻ đã bị "đầu độc" phải hoài nghi về tình yêu thương tốt đẹp mà cô giáo dành cho mình!

Đành rằng phụ huynh hoang mang sau những vụ bạo hành trẻ bị phát hiện. Nhưng có mấy ai nhìn thấu những tổn thương của những cô giáo mầm non thật sự yêu nghề, thương trẻ? 

Tại chương trình trên, có cô giáo gần như bật khóc khi cho biết sau vụ bạo hành ở cơ sở mầm non Mầm Xanh, cô cảm giác như luôn có một chiếc camera vô hình từ phía phụ huynh chĩa vào mình. 

Đó là khi phụ huynh đưa con đến lớp cứ thập thò đứng ngoài cửa sổ nhìn xem cô giáo cho con mình ăn ra sao. Rồi có bé vừa bệnh dậy mè nheo không chịu đi học, phụ huynh hỏi thẳng cô làm gì khiến bé sợ không chịu đến lớp...

Trên thực tế, khoảng 1/3 thời gian trong ngày của trẻ mầm non gắn liền với hoạt động nuôi dạy của giáo viên, 2/3 thời gian còn lại bé ở bên cha mẹ, gia đình. 

Thế nhưng nhiều phụ huynh luôn mặc định và giao phó chuyện dạy trẻ là của giáo viên, từ chuyện ăn uống, rèn luyện kỹ năng, trao dạy kiến thức, vệ sinh thân thể… cho đến chuyện giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại. 

Như tại chương trình trên, hơn 1/2 phụ huynh không tham dự dù trước đó chính họ đã mong muốn nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng để con trẻ được bảo vệ trước nạn bạo hành và xâm hại tình dục.

Theo TS Phạm Thị Thúy, để nuôi dạy con trẻ, ngoài tình yêu thương là năng lượng có sẵn, cha mẹ và thầy cô còn phải học cách yêu thương, học cách bảo vệ con. 

Thay vì hỏi "Cô có đánh con không?", hãy hỏi con những câu hỏi tích cực như "Hôm nay ở lớp con được cô khen chuyện gì?", "Cô dạy con trò chơi mới, bài hát mới nào nhỉ?"… Hoặc cha mẹ có thể chơi trò chơi đóng vai cô giáo và học sinh, qua đó trẻ sẽ giúp tái hiện câu chuyện ở lớp học.

Công việc của giáo viên mầm non từng được một đại biểu HĐND TP.HCM ví là cực hơn công việc của một thợ hồ. 

Phải hoạt động liên tục từ sáng sớm đến chiều muộn, nỗi vất vả của giáo viên mầm non không thể đo đếm được, nhưng chắc rằng nỗi khổ tâm của các cô thì lớn hơn, khi niềm tin của xã hội dành cho họ đang ngày càng vơi bớt.

Và rồi liệu con trẻ lớn lên có nguyên vẹn niềm tin vào lòng yêu thương con người?

SONG KHUÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar