31/07/2013 19:31 GMT+7

Có 80-90% cổ phần ở một ngân hàng do một người nắm

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Rủi ro nhất của sở hữu chéo là chi phối của cổ đông, nhóm cổ đông với ngân hàng. Có những ngân hàng có đến 80-90% cổ phần do một người nắm. Hay có ngân hàng 70-80% tín dụng của ngân hàng đó chỉ phục vụ các dự án sân sau của chủ ngân hàng.

Đó là ý kiến của ông Dương Quốc Anh, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tại hội thảo "Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo: thực trạng và giải pháp cho thị trường tài chính VN" do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức sáng 31-7.

Ông Dương Quốc Anh đánh giá: Rõ ràng đây là vi phạm quy định, nhưng để lách quy định hiện hành thì các nhà đầu tư, tổ chức đầu tư đã vô cùng tinh vi.

Về hiện trạng của sở hữu chéo tại các ngân hàng, ông Nguyễn Xuân Thành, giám đốc chương trình chính sách công (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright), đánh giá sở hữu chéo trong các ngân hàng được thể hiện dưới nhiều cách.

Cụ thể: ngân hàng sở hữu ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước sở hữu ngân hàng, nhà đầu tư lớn sở hữu ngân hàng và công ty chứng khoán, nhà đầu tư lớn sở hữu ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính.

Thực tế, theo nghiên cứu của Chương trình giảng dạy Fulbright, hầu hết các tập đoàn lớn, tổng công ty lớn đều sở hữu ngân hàng. Khi đó, ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp sở hữu. Còn doanh nghiệp sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo cho thanh khoản của ngân hàng mà mình sở hữu. Không lộ diện là người giữ cổ phần của ngân hàng, các chủ đầu tư thật sự thường thuê người lao động hay thư ký, lái xe đứng tên thay làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Nói rõ về sự phức tạp của sở hữu chéo, ông Đinh Tuấn Minh, chuyên gia tài chính, cho rằng có tồn tại sở hữu chéo theo kiểu vòng vèo, nghĩa là ngân hàng A có cổ phần ngân hàng B, ngân hàng B có cổ phần ở doanh nghiệp C và doanh nghiệp C có cổ phần ở ngân hàng A. Điều này dẫn đến cấu kết ngầm giữa các ngân hàng và doanh nghiệp nhằm đạt lợi ích của riêng họ. Cũng nói về rủi ro mà sở hữu chéo trong ngân hàng mang lại, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, cho rằng không loại trừ việc gây lũng đoạn thị trường như cấu kết để nâng lãi suất cho vay.

Để hạn chế tình trạng sở hữu chéo, ông Hiếu đề xuất cần phải cấm việc cho vay để mua cổ phần, cổ phiếu tại các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần phải giám sát và có chế tài thật nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Ông Dương Quốc Anh cho rằng: “Vấn đề nghiêm trọng nhất của sở hữu chéo cần phải xử lý là đầu tư chéo. Là việc ngăn chặn thao túng của các cá nhân, cổ đông lớn biến các ngân hàng thành ngân hàng sân sau của mình".

Ông Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đặt câu hỏi liệu thời gian tới Việt Nam có thể thực hiện việc truy soát nguồn gốc tiền nộp vào ngân hàng như các nước khác hay không. Vì tại Mỹ hay các nước châu Âu, để mua cổ phiếu, cổ phần ngân hàng thì nhà đầu tư phải chứng minh được nguồn gốc của nguồn tiền. Quy định này nhằm đảm bảo tiền đầu tư vào ngân hàng là tiền sạch và ngăn chặn đầu tư chéo.

LÊ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện 'thu nhập khác' đột biến, Xổ số kiến thiết TP.HCM báo lãi tăng đến 34%

Lợi nhuận trước thuế năm 2024 của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM đạt mức 2.229 tỉ đồng, tăng 34% so với năm trước.

Xuất hiện 'thu nhập khác' đột biến, Xổ số kiến thiết TP.HCM báo lãi tăng đến 34%

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Không còn phải đến trường nộp học phí, đến kho bạc đóng thuế, hay ra quầy thanh toán tiền điện nước, giờ đây mọi giao dịch từ lớn đến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đều được người dân thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giây qua ứng dụng ngân hàng.

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Khi làm thị trường tiền số, quan trọng nhất là bảo mật, chống hacker. Nếu có sự cố bị hack mất tiền tỉ, thì tổ chức đó phải lấy vốn ra đền cho nhà đầu tư.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã vượt qua các phương thức thanh toán khác để trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Không phải xếp hàng và dùng tiền mặt chờ mua vé khi đi metro TP.HCM, giờ đây hành khách có thể dùng chính thẻ ngân hàng, điện thoại di động chạm ở cổng soát vé để thanh toán.

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar