16/07/2025 10:48 GMT+7

Cả triệu tỉ đồng 'bơm' ra kinh tế: Chuyên gia phân tích 'đường đi' dòng tiền

Theo chuyên gia dữ liệu của WiGroup, tín dụng đã tăng trưởng mạnh mẽ trong gần hai năm trở lại đây, đặc biệt là trong sáu tháng gần nhất, với động lực chính đến từ lĩnh vực bất động sản và xây dựng.

tín dụng - Ảnh 1.

Tín dụng "bùng nổ" thời gian qua, tiền "chạy" đi những đâu - Ảnh: AI vẽ


Thông tin được ông Trần Ngọc Báu - tổng giám đốc Công ty dữ liệu kinh tế tài chính WiGroup - đề cập tại chương trình kinh tế do WiGroup phối hợp với Vietnambiz tổ chức tối 15-7.

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản, lo ngại gì?

Ông Trần Ngọc Báu cho biết trong nửa đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế và tín dụng đều "bùng nổ". 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn đặt ra: Tại sao kinh tế tăng trưởng tốt nhưng tiêu dùng của người dân không tăng, hay tín dụng tăng trưởng mạnh mà doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay?

"Nếu nhìn sâu vào cấu phần tăng trưởng kinh tế, có thể thấy trong bốn quý vừa qua - đặc biệt là quý gần nhất, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực công nghiệp FDI và khu vực công (chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên)", ông Báu phân tích.

Trong khi đó, phần còn lại của nền kinh tế, bao gồm hộ gia đình và khu vực tư nhân, vẫn chưa thực sự khởi sắc. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người dân chưa cảm nhận được mối liên hệ rõ rệt giữa các số liệu tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng thu nhập của bản thân.

tín dụng - Ảnh 2.

Ông Trần Ngọc Báu

Ông Báu cũng chỉ ra từ đầu năm 2024 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng đổ vào khu vực sản xuất gần như "đứng yên". 

Tín dụng vào khu vực thương mại, vận tải và viễn thông cũng đi ngang quanh mức 18-19%.

Ngược lại, tín dụng đổ vào tiêu dùng và bất động sản lại tăng trưởng rất mạnh, đạt mức kỷ lục trong nhiều năm. 

Theo ông Báu, trong bối cảnh tiêu dùng đang gặp khó khăn, tín dụng tiêu dùng khó có thể tăng mạnh. Do đó, phần tăng trưởng tín dụng chủ yếu đến từ bất động sản.

"Rõ ràng tín dụng tăng trưởng mạnh gần hai năm qua, đặc biệt là sáu tháng gần đây, gần như toàn bộ được dẫn dắt bởi khu vực bất động sản và xây dựng. Trong khi đó, khu vực công nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng chậm suốt cả năm. Đây là điều cần được nhìn nhận, bởi nó phản ánh sự lệch pha trong dòng chảy tín dụng", ông Báu nhấn mạnh.

Ông cũng cảnh báo: "Những lo ngại về việc tín dụng chảy vào bất động sản trong 6 tháng và 1 năm vừa qua sẽ gây ra rủi ro về giá bất động sản và rủi ro về hệ thống ngân hàng trong tương lai. Đó là những lo ngại của thị trường, còn những nhà làm chính sách hoặc những nhà quản lý đôi khi lại có chiến lược khác".

Về bản chất, trước đây cấu trúc nguồn vốn vay nợ của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam có tới 60% đến từ huy động trái phiếu. Hiện nay tỉ lệ này chỉ còn khoảng 30-40%.

Tổng giá trị trái phiếu lưu hành của ngành bất động sản cũng từ gần 600.000 tỉ đồng xuống còn hơn 100.000 tỉ đồng. Vậy thì khi họ giảm bớt vay trái phiếu đồng nghĩa với việc họ phải vay ngân hàng để đảo lại phần đó, ông Báu nhận định. 

Lạm phát tài sản có dấu hiệu tăng nhanh? 

Phân tích thêm về các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, ông Nguyễn Hoàng Linh - giám đốc nghiên cứu Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) - cho rằng hiện nay chính sách của Việt Nam tập trung nhiều vào phía cung, đặc biệt là cải thiện hạ tầng giao thông và tăng nguồn cung bất động sản.

"Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cung đưa ra phải có cầu tương ứng để hấp thụ. Cầu trong nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập dài hạn của người dân, mà thu nhập này lại dựa trên việc doanh nghiệp có kinh doanh tốt, mở rộng sản xuất và dịch vụ hay không - từ đó mới tuyển dụng nhiều hơn", ông Linh nói.

Ông cũng nhận định, mặc dù lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng đang ở mức thấp so với kế hoạch của Chính phủ nhưng lạm phát tài sản lại có dấu hiệu tăng nhanh, đặc biệt là giá bất động sản nhà ở. 

Điều này dẫn tới hệ quả nhiều người dân dù có nhu cầu vẫn không mua nổi nhà. Khi giá bất động sản tăng, giá thuê nhà cũng tăng theo, kéo chi phí sinh hoạt lên cao, tạo áp lực lớn lên đời sống.

Về tác động của tỉ giá, ông Linh cho rằng nếu tỉ giá chịu áp lực quá lớn, lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong cách tính chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam, phần lớn hàng hóa nhập khẩu chỉ tác động nhiều tới nhóm xăng dầu.

Giai đoạn vừa qua giá xăng dầu vẫn duy trì ở mức thấp nhờ kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và nguồn cung không bị gián đoạn. Do đó, đến hiện tại, tác động lan tỏa từ tỉ giá sang lạm phát vẫn chưa nhiều.

Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc thận trọng và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về lộ trình dỡ bỏ cơ chế room tín dụng, công cụ hành chính đã áp dụng hơn 20 năm qua, nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng và ổn định vĩ mô.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng họp bàn kịch bản tăng trưởng, đặt mục tiêu 8,3-8,5%

Cả nước cần đạt mức tăng trưởng năm 2025 khoảng 8,3-8,5%, tạo đà để đạt tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030.

Thủ tướng họp bàn kịch bản tăng trưởng, đặt mục tiêu 8,3-8,5%

Mỹ mở cuộc điều tra về hành vi thương mại của Brazil

Ngày 15-7, Mỹ thông báo nước này đang điều tra "các hành vi thương mại không công bằng" của Brazil.

Mỹ mở cuộc điều tra về hành vi thương mại của Brazil

Thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Indonesia có gì?

Tổng thống Trump nói đã đạt thỏa thuận với Indonesia với mức thuế quan Jakarta phải chịu là 19%.

Thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Indonesia có gì?

Vietravel đề nghị Jetstar bồi thường chuyến bay delay ảnh hưởng tour Úc

Sau sự cố chuyến bay đi Úc của Jetstar bị hoãn hơn một ngày khiến lịch trình tham quan bị đảo lộn và khách đi tour bức xúc, Vietravel cho biết đã gửi văn bản chính thức yêu cầu hãng hàng không giải trình và đề xuất phương án hỗ trợ, bồi thường.

Vietravel đề nghị Jetstar bồi thường chuyến bay delay ảnh hưởng tour Úc

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Bộ Công Thương đang xây dựng lộ trình mới về việc phối trộn và sử dụng nhiên liệu sinh học, dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2026.

Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026 - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo trở tay không kịp

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên

Một số tin tức đáng chú ý: 585.000 người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; Xử phạt một công ty chứng khoán vì giao dịch 'chui' cổ phiếu; Bộ Y tế giám sát hoạt động phòng chống dịch bệnh tại TP.HCM...

Tin tức sáng 16-7: ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu; Đình chỉ tư cách hành nghề 3 kiểm toán viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar