28/05/2025 16:56 GMT+7

Clip ông Trump cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan là 'hàng giả'

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump lên án Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, nhưng thực chất đây lại là sản phẩm deepfake được tạo bằng công nghệ AI.

Clip ông Trump cáo buộc Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan là 'hàng giả' - Ảnh 1.

Tổng thống Trump phát biểu tại lễ tưởng niệm được tổ chức ở nghĩa trang quốc gia Arlington, bang Virginia, Mỹ hôm 26-5 - Ảnh: REUTERS

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump có bài phát biểu cho rằng Ấn Độ đã vi phạm lệnh ngừng bắn với Pakistan bằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào dân thường.

Đoạn video được lan truyền rộng rãi trên Facebook, thu hút hơn 344.000 lượt xem, với tiêu đề "Tin nóng" và dòng chữ gây hiểu lầm: "Đây không phải ông Trump đang nói, mà là sức mạnh của Pakistan đang lên tiếng".

Trong video, giọng nói được cho là của ông Trump hỏi: "Ấn Độ, các người thực sự muốn bắt đầu một cuộc chiến sao?", đồng thời cáo buộc New Delhi đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và cảnh báo nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên tổ chức kiểm chứng thông tin Full Fact khẳng định đây là một video đã bị chỉnh sửa, sử dụng hình ảnh từ một cuộc họp báo của ông Trump tại Nhà Trắng vào tháng 9-2020.

Các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để giả giọng nói và đồng bộ khẩu hình của ông Trump, khiến người xem tưởng rằng tổng thống Mỹ đang nói về căng thẳng Ấn Độ - Pakistan.

Tiến sĩ Dominic Lees - chuyên gia về AI từ Đại học Reading (Anh) - cho biết video mang đầy đủ dấu hiệu của một video deepfake: giọng nói có nhịp điệu thiếu tự nhiên, khẩu hình thiếu chi tiết, môi bị làm mờ và có nhạc nền để che giấu lỗi kỹ thuật.

"Đây rõ ràng là một video deepfake, với các đặc điểm âm thanh và hình ảnh điển hình cho thấy video gốc của tổng thống đã bị chỉnh sửa. 

Có hai kỹ thuật được sử dụng: biến dạng một phần khuôn mặt dưới của ông Trump và sao chép giọng nói.

Người đứng sau video này đã huấn luyện công cụ sao chép giọng dựa trên mẫu giọng thật của tổng thống, sau đó nhập văn bản vào công cụ chuyển văn bản thành giọng nói để tạo ra những câu giả giống như ông Trump đang tự mình nói", ông Lees phân tích theo góc độ kỹ thuật.

Hiện không có bằng chứng hay nguồn tin đáng tin cậy nào xác nhận ông Trump từng phát ngôn như trong đoạn video. Mặc dù Ấn Độ và Pakistan đều từng cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, tuy nhiên thông tin ông Trump tố cáo New Delhi vi phạm là hoàn toàn sai sự thật.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh ca sĩ Beyoncé mặc trang phục in hình cờ Israel lan truyền trên mạng

Bức ảnh ca sĩ Beyoncé mặc áo in ngôi sao David và khoác cờ Israel trong buổi biểu diễn lan truyền gần đây đã khiến dư luận xôn xao.

Hình ảnh ca sĩ Beyoncé mặc trang phục in hình cờ Israel lan truyền trên mạng

Dùng muối hồng có giúp giảm cân không?

Mùa hè - thời điểm nhiều cô gái cố gắng giữ dáng để diện những bộ đồ bơi xinh xắn - cũng là lúc các tin đồn về “mẹo” giảm cân rộ lên.

Dùng muối hồng có giúp giảm cân không?

Có thật buổi hòa nhạc của Lady Gaga có 2,1 triệu người tham dự?

Giới chức thành phố Rio de Janeiro nói có 2,1 triệu người dự show Lady Gaga ở Copacabana, nhưng con số này có chính xác?

Có thật buổi hòa nhạc của Lady Gaga có 2,1 triệu người tham dự?

Làm rõ thông tin một học sinh bị xích chân, đánh đập ở Huế

Lực lượng chức năng ở Huế đang xác minh thông tin một học sinh bị xích chân, đánh đập.

Làm rõ thông tin một học sinh bị xích chân, đánh đập ở Huế

Giải cứu thanh niên bị lừa ‘bắt cóc online’ tại TP.HCM

Công an TP.HCM giải cứu nam 21 tuổi bị lừa “bắt cóc online”, bị ép tự quay cảnh tra tấn để uy hiếp gia đình.

Giải cứu thanh niên bị lừa ‘bắt cóc online’ tại TP.HCM

Nga bác tin ông Putin khuyến khích Iran từ bỏ làm giàu uranium

Bộ Ngoại giao Nga bác thông tin cho rằng ông Putin khuyến khích Iran chấp nhận thỏa thuận "không làm giàu uranium".

Nga bác tin ông Putin khuyến khích Iran từ bỏ làm giàu uranium
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar