08/09/2016 13:56 GMT+7

Chuyện Ksor Sôn và đứa trẻ nào cũng xứng đáng có quà

LINH THOẠI
LINH THOẠI

TTCT - Ngay mùa tựu trường, một tờ báo đưa tin Ksor Sôn, học sinh lớp 6 ở Ia Der, Gia Lai vừa tự tử bằng một sợi dây. Điều gì khiến một đứa trẻ 11 tuổi - cái tuổi ham chơi, ham vui - quyết định chấm dứt cuộc sống của mình sau khi vừa nổi lửa nấu một nồi cơm?

Minh họa: Bảo Tâm


Em đã từng bao nhiêu lần có ý định đó, hay chỉ vì một cơn buồn vô hạn không kịp nghĩ suy?

Em đi rồi, và chỉ em mới biết rõ nguồn cơn. Những người nghe tin như chúng ta - có thể nhói đau rồi cũng quên đi - chỉ biết là có một niềm mong mỏi của em chưa bao giờ thành hiện thực: có một bộ quần áo mới để mặc đi học - như chia sẻ của cha em trong niềm ân hận không sắm sửa được quần áo mới cho con.

Niềm mong ước ấy của em kéo dài 6 năm đến lớp, 11 năm mặc những bộ quần áo nhàu cũ của anh mình - người anh cũng từng từ chối cuộc sống bằng một sợi dây.

Chúng tôi đọc tin về Ksor Sôn khi vừa rời Hà Tĩnh để về lại Sài Gòn sau chuyến đi tặng quà cho 300 em học sinh tiểu học ở Kỳ Anh - vùng biển chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi chất thải độc hại của Formosa.

Chiều muộn hôm đó, khi các em học sinh ở điểm tặng quà cuối cùng đã về gần hết, một người mẹ dẫn cậu con trai đến hỏi chúng tôi có còn dư bộ quần áo nào không?

Gương mặt người mẹ khẩn cầu, thoáng buồn. Gương mặt cậu bé không hẳn là buồn nhưng không có chút lấp lánh hi vọng nào trong ánh mắt.

Lúc đó, chúng tôi chỉ còn dư hai bộ quần áo dành cho bé gái. Khi chưa kịp ướm thử quần cho cậu bé, mẹ cậu đã nói ngay: “Rộng chật gì cũng được, về sửa lại”.

“Quần này vừa rồi, chị giữ cho bé nhen, còn áo thì tụi em không tặng được rồi vì đây là áo nữ, có bèo”. “Không sao hết, về tui cắt bèo ra”. Rồi hai mẹ con vội vã mang bộ áo quần mới dành cho bé gái về, gương mặt không còn nét thất vọng nhưng cũng không nụ cười...

Nhưng những ngày này, tôi vẫn tự “vẽ” cho mình hình ảnh cậu bé nở nụ cười khi mặc bộ quần áo mẹ em đã chỉnh sửa đến lớp. Con nít mà, cái gì mới tinh cũng thích.

Quà ít, quà nhiều, miễn là có quà. Em không đặt câu hỏi với chúng tôi về “cần câu” hay “con cá”, về mục đích chúng tôi mang những món quà khai trường đến cho bất kỳ đứa trẻ nghèo nào.

Đơn giản, chúng tôi tin em sẽ có thêm chút niềm vui cho ngày tựu trường với cặp mới, nón mới, giày mới và tất cả những hành trang cơ bản nhất cần sắm sửa cho một đứa trẻ đi học, tất cả đều mới và là “của chính em”.

Mùa khai giảng đến trong nỗi lo toan của ngư dân bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Nhưng nụ cười vẫn tươi rói trên gương mặt các em học sinh Trường tiểu học Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) khi được tặng quần áo mới, cặp và đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học 2016-2017 - Ảnh: TỰ TRUNG

Chúng tôi không biết được đường đến trường của các em rồi sẽ dài bao lâu, nhưng ngay lúc này đây, em sẽ có thêm một ít động lực để nối dài giấc mơ sách vở... Như với các em Trường tiểu học Kỳ Hà (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), chúng tôi vẫn nuôi hi vọng một số em có quà khai trường sẽ rục rịch trở lại lớp học.

Trường đã tựu trường từ cách đây một tuần, nhưng chỉ khoảng 100 trong 700 em đến lớp, bởi cha mẹ các em - hầu hết là ngư dân bị thiệt hại nặng nề trong “sự cố môi trường” - không cho phép.

Trong sự loay hoay và bế tắc của cuộc mưu sinh, họ làm mọi cách để biểu thị sự phẫn uất, kể cả tạm thời ngăn đường học của con.

Tôi tin, cha mẹ các em rồi sẽ nghĩ lại, nếu đã cùng chúng tôi nhìn thấy các em xúm xít khui quà, hấp tấp thử đôi giày mới, chiếc áo mới, chăm chú tột độ vào từng món quà nhỏ hay mải miết ngồi đọc tập truyện thiếu nhi vừa được tặng, mặc kệ tiếng ồn xung quanh...

Mùa tựu trường về, nhớ người mẹ Kỳ Anh, tôi lại nhớ ba chữ “áo cao su” nhiều em ở Trường Đưng K'Nớ (Lạc Dương, Lâm Đồng) đồng thanh hét lên khi chúng tôi lấy trong “chiếc cặp quà bí mật” ra một chiếc áo mưa, đố các em đó là gì.

Nhớ tiếng la “dép!” của các em Trường tiểu học Thạnh Yên (Kiên Giang) khi thấy đôi giày mới. Nhớ đôi ủng màu tím của một cậu bé lớp 5 Trường tiểu học Đông Sơn (A Lưới) - thứ duy nhất em có để mang, “kế thừa” từ giày đi rừng của người lớn để lại.

Nhớ đôi mắt xoe tròn hạnh phúc của cậu bé ở Trường tiểu học Đại Ân (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) khi tròng lên chiếc áo ngả màu cháo lòng của em một chiếc áo trắng mới tinh...

Nhớ cái miệng chữ O của cậu nhóc Chợ Vàm (An Giang) khi nhìn vào chiếc cặp có ảnh siêu nhân: “Em thích siêu nhân!”.

Rất nhiều, nhiều nữa, những ánh mắt lấp lánh chúng tôi nhìn thấy trong mỗi chuyến đi, những gương mặt cứ từ từ bừng sáng dù tóc rối, dép nhựa mòn, quần cao ngang ống chân vì mặc đã lâu...

Càng đi, chúng tôi càng tin: Đứa trẻ nào cũng xứng đáng có quà. Không nhìn thấy một đứa trẻ tỉ mẩn viết bài với chiếc bút chì đã cùn ngang ngón tay, sao chúng ta có thể hình dung niềm vui to lớn của em khi được tặng một cây bút chì mới?

Mùa tựu trường về, thi thoảng trong những giấc mơ của tôi vẫn có hình ảnh các bạn nhỏ. Những giấc mơ cho một mùa tựu trường lấp lánh sắc màu.

Rất nhiều nụ cười khi chúng tôi trao và nhận cùng nhau những niềm vui nho nhỏ. Vậy mà, mỗi lần nhớ, nước mắt ở đâu cứ lặng lẽ ứa ra.

Bởi tôi biết, còn bao nhiêu là nỗi buồn thiếu ăn thiếu mặc của những đứa trẻ... ở xung quanh đây, là lỗi của tất cả những người lớn này.

LINH THOẠI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar