09/04/2025 11:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyên gia phản biện về bức tranh Đêm đầy sao của Van Gogh

Các chuyên gia cho rằng những lập luận xoay quanh bức tranh Đêm đầy sao của danh họa Vincent Van Gogh từng được công bố trước đây là sai.

van gogh - Ảnh 1.

Tác phẩm Đêm đầy sao của Van Gogh khơi gợi sự bí ẩn, hòa quyện giữa cảm xúc và tính trừu tượng - Ảnh: EARTH

"Đêm đầy sao" của Vincent Van Gogh là một trong những bức tranh dễ nhận ra nhất trên thế giới. Suốt hơn một thế kỷ qua, người ta đã cố gắng lý giải sức hút kỳ diệu của nó, theo trang Earth.

"Đêm đầy sao" của Van Gogh liên quan khoa học?

Tháng 6-1889, Van Gogh vẽ "Đêm đầy sao" khi đang ở trong một bệnh viện tâm thần tại miền nam nước Pháp. Ông nhìn ra bầu trời trước bình minh và biến những gì trông thấy thành một kiệt tác. Ngày nay bức tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York.

Một số người coi đây là cánh cửa mở vào nội tâm rối loạn của Van Gogh, hay khung cảnh nên thơ nhưng hùng vĩ của thiên nhiên. Nhưng một số nhà vật lý lại nhìn thấy mối liên hệ với hiện tượng dòng chảy rối.

Một nghiên cứu được đăng trên Physics of Fluids cho rằng bầu trời xoáy trong bức tranh có nét tương đồng với các mô hình dòng chảy rối trong thực tế. 

Cụ thể, bài viết cho rằng các xoáy trong tranh của Van Gogh tuân theo lý thuyết dòng chảy rối của Kolmogorov.

Lý thuyết do nhà toán học Liên Xô Andrey Kolmogorov phát triển, mô tả cách năng lượng di chuyển trong chất lỏng xoáy như không khí hoặc nước.

Tuyên bố khoa học này đã khơi dậy cả sự say mê lẫn tranh cãi. Theo nghiên cứu, Van Gogh đã tái hiện được không chỉ kích thước của các xoáy, mà còn cả khoảng cách tương đối và cường độ của chúng trong .

Liệu một họa sĩ ở thế kỷ 19 có thể nắm bắt được khái niệm mà giới vật lý mãi đến thế kỷ 20 mới chính thức định hình, và Van Gogh có vô tình mô tả dòng chảy rối một cách chính xác về mặt khoa học?

Lập luận về dòng chảy rối trong Đêm đầy sao là sai

Những chuyên gia về cơ học chất lỏng cho rằng cơ sở khoa học đằng sau cách diễn giải đó là không vững chắc. Mối liên hệ với lý thuyết dòng chảy rối cần phải được xem xét lại.

Hai chuyên gia về dòng chảy rối và cơ học chất lỏng Mohamed Gad-el-Hak thuộc Đại học Virginia Commonwealth và James J. Riley thuộc Đại học Washington đã nghiên cứu bức tranh và lên tiếng.

Họ kết luận phân tích ban đầu mắc thiếu sót nghiêm trọng. Bài viết phản biện được đăng trên Journal of Turbulence

"Lý thuyết Kolmogorov rất nổi tiếng trong nghiên cứu dòng chảy rối", Gad-el-Hak cho biết.

Về sau, các nhà nghiên cứu như Alexander Obukhov và Stanley Corrsin đã mở rộng lý thuyết để bao gồm các đặc tính như áp suất, nhiệt độ, và mật độ chất lỏng. Tuy nhiên những đặc tính này phải được đo lường trong dòng chảy.

Cả Gad-el-Hak và Riley đều từng học dưới sự hướng dẫn của Corrsin tại Đại học Johns Hopkins. Nền tảng đó giúp họ hiểu rõ lý thuyết này yêu cầu điều gì và áp dụng thế nào trong hệ thống thực tế.

Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ bức tranh thiếu nhiều yếu tố. "Không có đặc tính nào trong bức tranh có thể xác định hay đo lường được, để áp dụng lý thuyết dòng chảy rối", Riley giải thích.

Nói cách khác, "Đêm đầy sao" là một tác phẩm thị giác, không chứa dữ liệu thực. Không thể đo áp suất không khí, nhiệt độ hay bất kỳ đặc tính nào mà lý thuyết dòng chảy rối cần đến.

Bài báo trước đây giả định sự tồn tại của một dòng khí quyển phía sau bức tranh. Nhưng theo Gad-el-Hak và Riley, dòng khí tưởng tượng đó không khớp với các điều kiện mà khung lý thuyết Kolmogorov đòi hỏi.

"Giả định hoàn toàn không đáp ứng các điều kiện tiên quyết của lý thuyết", Riley nói thêm. Vì thế, dù những vòng xoáy có thể trông giống hiện tượng dòng chảy rối, chúng không có nền tảng khoa học.

Gad-el-Hak và Riley kêu gọi công chúng nên tách biệt giữa khoa học và biểu tượng. Bầu trời xoáy trong tranh Van Gogh khơi dậy cảm xúc, gợi cho người xem nhớ đến các hiện tượng tự nhiên như gió hay nước, nhưng không có định luật vật lý bí mật nào ẩn trong đó chờ được giải mã.

Cặp đôi Pháp sở hữu khu đất danh họa Van Gogh vẽ bức tranh cuối cùng

Mảnh đất tại ngôi làng nơi danh họa Vincent Van Gogh thực hiện một trong những bức tranh cuối cùng đã bị tranh chấp suốt năm năm, giữa một thị trưởng và cặp đôi người Pháp.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Bộ Nội vụ khẳng định chưa có chủ trương cho phép tuyển chọn và đưa lao động sang làm việc tại Israel trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Một số tin tức nổi bật: Sao Việt chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ nhân Ngày của mẹ; Nhiều phim cho Ngày của mẹ; Nguyễn Văn Chung bác bỏ thông tin đánh bản quyền VTV; 'Điên nữ' Seo Ye Ji khoe ăn bún chả, chuối Việt Nam.

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Gần đây xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo trên các nền tảng Facebook và TikTok, đăng tải các nội dung đùa giỡn quá trớn, thiếu chuẩn mực khiến hãng thức ăn nhanh KFC Việt Nam và Jollibee phải ra thông báo khẩn.

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tổng giáo phận TP.HCM đăng cảnh báo trên Fanpage tổng giáo phận về việc nhiều người chia sẻ hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI gây nhiễu loạn thông tin.

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar