05/04/2025 15:03 GMT+7

Cặp đôi Pháp sở hữu khu đất danh họa Van Gogh vẽ bức tranh cuối cùng

Mảnh đất tại ngôi làng nơi danh họa Vincent Van Gogh thực hiện một trong những bức tranh cuối cùng đã bị tranh chấp suốt năm năm, giữa một thị trưởng và cặp đôi người Pháp.

Van Gogh - Ảnh 1.

Tác phẩm Tree Roots (1890) của danh họa Vincent Van Gogh - Ảnh: Vincent Van Gogh Foundation

Vừa qua, vụ tranh chấp tại ngôi làng Auvers-sur-Oise (Pháp) này đã đến hồi kết. Tòa án Pháp phán quyết khu đất liên quan đến danh họa Van Gogh thuộc quyền sở hữu của cặp đôi, còn nữ thị trưởng thua kiện.

Tranh giành khu đất nơi Van Gogh vẽ tranh

Thị trưởng Auvers-sur-Oise, bà Isabelle Mézières, suốt năm năm qua đã cho rằng khu vực này là tài sản công. Chính quyền địa phương tìm cách thu hồi khu đất từ năm 2020, với lý do đây là một phần của đường công cộng.

Tuy nhiên, tòa phúc thẩm tại Versailles đã đứng về phía ông Jean-François và bà Hélène Serlinger, chủ sở hữu ngôi nhà, bao gồm cả khu vực nơi danh họa Van Gogh đã vẽ bức Tree Roots (1890).

Thẩm phán xác nhận rằng khu vực tranh chấp thực sự thuộc một phần của con đường công cộng, như thị trưởng đã lập luận, và yêu cầu chính quyền địa phương phải chi trả 2.000 euro (khoảng 59 triệu đồng) tiền án phí.

Năm 2013, vợ chồng nhà Serlinger đã mua căn nhà số 48, phố Daubigny, Auvers-sur-Oise - ngôi làng ven sông nơi Van Gogh sống những ngày cuối đời. 

Tại thời điểm mua, họ chưa hề biết đến tầm quan trọng của địa điểm với đầy rễ cây này trong sự nghiệp sáng tác của Van Gogh.

Năm 2020, giám đốc khoa học của Viện Van Gogh, ông Wouter van der Veen, đã phát hiện mảnh đất này sau khi so sánh một bức ảnh đầu thế kỷ 20 có hình ảnh các rễ cây, trùng khớp với những rễ cây trong bức tranh của Van Gogh.

Nói cách khác, khoảnh đất cằn cỗi, đầy rễ cây nằm trong khu vườn sau nhà số 48 chính là chủ đề của bức tranh Tree Roots (1890). Đây có khả năng là tác phẩm cuối cùng của một trong những họa sĩ được yêu mến nhất trong lịch sử nghệ thuật.

Tác phẩm được danh họa thực hiện chỉ vài giờ trước khi tự kết liễu đời mình trong một cánh đồng lúa mì gần đó. Van Gogh đã vẽ cảnh các rễ cây đan xen trong những gam màu rực rỡ - như một cách thể hiện rõ cuộc đấu tranh nội tâm của ông.

Van Gogh - Ảnh 2.

Khoảnh đất cằn cỗi, đầy rễ cây nằm trong khu vườn sau nhà số 48 chính là chủ đề của bức tranh Tree Roots (1890) - Ảnh:

Cặp đôi Pháp sở hữu khu đất danh họa Van Gogh vẽ bức tranh cuối cùng - Ảnh 6.

Những người yêu mến có thể tham gia tour tham quan khu vườn kéo dài 30 phút với giá 8 euro (khoảng 230.000 đồng) - Ảnh: EPA-EFE

Thị trưởng bất bình, đòi kháng cáo

"Chúng tôi rất vui vì mọi chuyện giờ đã kết thúc", bà Hélène Serlinger, 68 tuổi, nói với Independent. Tờ báo cho biết chính tình yêu dành cho Van Gogh đã thúc đẩy vợ chồng bà chuyển đến ngôi làng này kể từ năm 1996.

"Bà thị trưởng đã cố chiếm mảnh đất bằng cách nói rằng đây là một phần của con đường, thật tồi tệ. Nhưng phán quyết phúc thẩm rất rõ ràng, và giờ chúng tôi có thể dồn toàn bộ tâm sức để chăm sóc khu di tích", bà cho biết.

Từ khi Viện Van Gogh xác nhận địa điểm này chính là nơi danh họa Hà Lan vẽ kiệt tác cuối cùng, cặp đôi đã đón tiếp du khách từ khắp thế giới, bao gồm cả gia đình của Van Gogh. Những người yêu mến có thể tham gia tour tham quan khu vườn kéo dài 30 phút với giá 8 euro (khoảng 230.000 đồng).

Bức tranh hiện đang được treo tại Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam. Tác phẩm chưa được hoàn thiện và thoạt nhìn có thể bị nhầm là "một mớ màu sắc tươi sáng và các hình khối trừu tượng kỳ quặc", như chính bảo tàng nhận định.

Tuy vậy, bức tranh đã được Andries Bonger - anh rể của Theo, em trai Vincent - mô tả trong một bức thư rằng: "Sáng hôm trước khi qua đời, ông ấy đã vẽ một cảnh rừng, tràn ngập ánh sáng và sự sống".

Bà Mézières đã lên Facebook để bày tỏ sự bất bình với phán quyết, khẳng định rằng địa điểm này có ý nghĩa văn hóa và là một phần lịch sử đối với thị trấn Pháp. Bà cũng cam kết sẽ kháng cáo. Trước đó năm 2023, nữ thị trưởng đã thua kiện tại tòa án địa phương.

"Nơi này thuộc về người dân Auvers!" - bà viết. "Không thể tin được, nhưng là sự thật! Chúng tôi sẽ tiếp tục kiện. Không thể có chuyện nhân nhượng trước lợi ích công của người dân Auvers để phục vụ lợi ích tư nhân.

Vấn đề quyền sở hữu vẫn chưa ngã ngũ. Chính thành phố đã thuê chuyên gia đánh giá tình trạng của những bộ rễ này và kêu gọi Bộ Văn hóa can thiệp nhằm gìn giữ di sản cho người dân Auvers. Những bộ rễ ấy là tài sản chung, không phải là món hàng để đem bán!".

Tranh cãi bị phạt tù vì phá hoại tranh Van Gogh

Ngày 27-9, hai nhà hoạt động môi trường thuộc nhóm môi trường Just Stop Oil (JSO) bị phạt tù vì ném xốt cà chua vào kiệt tác Hoa hướng dương của danh họa Vincent van Gogh hồi năm 2022.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar