26/07/2021 11:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyên gia Mỹ đề xuất chế 20 loại vắc xin phòng đại dịch mới

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Ý tưởng chế "nguyên mẫu" vắc xin được bác sĩ Anthony Fauci (Mỹ) thúc đẩy có thể tiêu tốn hàng tỉ USD và mất ít nhất 5 năm mới biết kết quả, song được kỳ vọng sẽ bảo vệ nhân loại trước khi các đại dịch mới bùng phát.

Chuyên gia Mỹ đề xuất chế 20 loại vắc xin phòng đại dịch mới - Ảnh 1.

Đại dịch tiếp theo của nhân loại có thể bùng phát vì virus gây sốt Lassa hoặc chủng Ebola ở Sudan hay nhiều loại virus khác, điều này đòi hỏi thế giới cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị ngay từ bây giờ - Ảnh chụp màn hình NYT

"Nếu chúng tôi nhận được tài trợ, tôi tin chúng tôi sẽ làm được, dự án có thể bắt đầu ngay từ năm sau", báo New York Times trích lời bác sĩ Anthony Fauci. Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) cho biết đã xúc tiến ý tưởng trong các cuộc thảo luận với Nhà Trắng cùng nhiều chuyên gia khác.

Theo báo New York Times, dự án sẽ tập trung phát triển "nguyên mẫu" vắc xin đối phó với khoảng 20 chủng virus có thể bùng phát thành đại dịch.

Sử dụng các công cụ nghiên cứu đã giúp phát triển vắc xin COVID-19, các nhà khoa học sẽ khám phá ra cấu trúc phân tử của từng loại virus, tìm hiểu các điểm yếu mà kháng thể có thể tấn công và tìm cách thúc đẩy cơ thể tạo ra chính xác các kháng thể đó.

Về lý thuyết, nếu mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động hiệu quả, con người có thể phát hiện một loại virus mới lây từ động vật sang người.

Nếu có sẵn vắc xin nguyên mẫu, các nước có thể cô lập khu vực bùng phát bệnh, tiêm chủng cho những người tại đây và chấm dứt chuỗi lây nhiễm.

Kể cả khi không phát hiện kịp thời sự lây lan, việc có nguyên mẫu vắc xin vẫn giúp thế giới tiết kiệm được thời gian đối phó dịch bệnh.

"Ở một khía cạnh nào đó, thế giới có thể đã gặp may khi đối mặt với chủng virus corona mới. Các nhà khoa học đã tình cờ nghiên cứu về virus corona nhiều năm qua, phát triển chính xác các công cụ cần thiết để tạo ra vắc xin COVID-19 ngay khi trình tự di truyền virus được công bố", New York Times nhận định.

Ý tưởng của bác sĩ Fauci có thể tiêu tốn vài tỉ USD/năm, cần một số lượng lớn các nhà khoa học và mất ít nhất 5 năm để có thể thấy được kết quả.

Ông Francis Collins, giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ, tin rằng dự án "hấp dẫn" của ông Fauci sẽ được Quốc hội Mỹ tài trợ.

Theo ông Collins, kể cả khi đã chấm dứt thành công đại dịch COVID-19, con người không nên tự mãn và cần chuẩn bị ngăn chặn các đại dịch kế tiếp bùng phát.

Dịch SARS và MERS bùng phát đã khiến giới khoa học chú ý đến họ virus corona. Điều này đã giúp nhân loại có được những kiến thức quan trọng nhất định trước khi COVID-19 bùng phát.

Theo New York Times, chính nhờ điều đó mà chỉ vài ngày sau khi kết quả giải trình tự gene của virus corona chủng mới được công bố, các nhà khoa học đã biết nên phát triển vắc xin như thế nào để chống lại nó.

Giảm liều lượng vắc xin không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả ngừa COVID-19?

TTO - Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin Moderna cho thấy các tình nguyện viên được tiêm 2 liều 25 microgam hoặc 50 microgam vẫn có phản ứng miễn dịch tương tự với nhóm đã tiêm 100 microgam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar