28/10/2022 11:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyển đổi số giáo dục: Giáo viên và học sinh phải ở vị trí trung tâm

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - Sáng 28-10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện". Hội thảo được tổ chức trực tiếp và cả trực tuyến, với sự tham dự của tất cả lãnh đạo các cấp học, bậc học trên địa bàn.

Chuyển đổi số giáo dục: Giáo viên và học sinh phải ở vị trí trung tâm - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thứ hai từ trái sang) và PGS.TS Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM (thứ ba từ trái sang) cùng ban giám đốc sở chủ trì hội thảo - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Hội thảo trên còn có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phó trưởng Ban Chuyển đổi số quốc gia; PGS.TS Dương Anh Đức - thành ủy viên, phó chủ tịch UBND TP.HCM, phó trưởng Ban Chuyển đổi số thành phố, trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành giáo dục TP.HCM. 

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết: "Ngành giáo dục và đào tạo thành phố xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, là mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của thành phố". 

Thiếu thiết bị, chất lượng kết nối Internet thấp 

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia công nghệ giáo dục toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã thông tin về cuộc khảo sát "Các chỉ số sẵn sàng áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP.HCM". Cuộc khảo sát được thực hiện đối với 277 trường học và 302 giáo viên cho ra kết quả như sau: 

88% hiệu trưởng cho biết trường học của họ đã có chiến lược kỹ thuật số hoặc kế hoạch kết hợp sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý trường học. 

89% hiệu trưởng các trường cho biết nhà trường có hỗ trợ giáo viên thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới bằng công nghệ thông tin. 

Chuyển đổi số giáo dục: Giáo viên và học sinh phải ở vị trí trung tâm - Ảnh 2.

Quang cảnh hội thảo diễn ra tại Hội trường TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

70% giáo viên cho biết họ thực hiện những hoạt động bằng thiết bị số trong quá trình chuẩn bị và lập kế hoạch bài dạy của mình như: tìm kiếm nội dung để sử dụng trong lớp học, chia sẻ nội dung giảng dạy với các giáo viên khác, tham gia vào dự án do đồng nghiệp xây dựng, chuẩn bị bài thuyết trình để sử dụng cho giảng dạy, mở rộng kiến thức của bản thân về việc sử dụng công nghệ thông tin, thực hiện quản lý lớp học...

Đại diện của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra những điểm yếu trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TP.HCM là: khả năng tiếp cận - sử dụng công nghệ giáo dục của học sinh và giáo viên. Trong đó, học sinh sử dụng các thiết bị bên ngoài trường học chủ yếu là để nghiên cứu (tìm kiếm thông tin) và giao tiếp thông qua mạng xã hội.

Đó là chưa kể tình trạng thiếu thiết bị, chất lượng kết nối Internet thấp: "Hầu hết thiết bị đang hoạt động bình thường tại trường học đều dành cho học sinh, nhưng chỉ được 50% giáo viên thực sự sử dụng trong lớp học ít nhất một lần một tuần. Hầu như không có trường học nào có thiết bị được điều chỉnh phù hợp cho học sinh khuyết tật" - đại diện của Ngân hàng Thế giới cho biết. 

Kết quả của cuộc khảo sát cũng lưu ý rằng hiện tại chỉ có những phần mềm truyền thống (như phần mềm trình chiếu và xử lý văn bản), trình duyệt được sử dụng ở một mức độ nhất định ở các trường. Tuy nhiên, các công cụ khác như trò chơi học tập kỹ thuật số, phần mềm cộng tác hoặc phần mềm vẽ/vẽ đồ thị không được sử dụng. 

Cần đặt giáo viên và học sinh vào trung tâm 

Tại hội thảo, đại diện Ngân hàng Thế giới đã đưa ra những khuyến nghị là: ngành giáo dục và đào tạo TP.HCM cần thiết kế các chiến lược để đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách và quá trình thực thi. 

"Trong đó, cần đặt giáo viên và học sinh vào trung tâm của chiến lược công nghệ giáo dục, chú ý đến các khối lớp thấp hơn để tăng cường tính nhất quán. Đặc biệt là việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng công nghệ trong giảng dạy là rất quan trọng, thay vì cho lập kế hoạch hoặc hoạt động mang tính chất hành chính. 

Ở cấp độ chính sách, rất cần xây dựng, thực hiện các tiêu chuẩn phù hợp, trong đó xác định năng lực kỹ thuật số của giáo viên. 

Mức độ tiếp cận và sử dụng tài nguyên số bên trong và ngoài trường học của học sinh còn rất hạn chế, đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp trong hệ thống giáo dục tổng thể" - đại diện nhóm chuyên gia công nghệ giáo dục toàn cầu của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh. 

Ngành giáo dục và đào tạo TP.HCM xác định một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, đó là: đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành; thực hiện tốt các quy định hiện hành trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; xây dựng, phát triển dữ liệu số; tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục ...

TS Nguyễn Văn Hiếu, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM

Tuần lễ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số TP.HCM: Trải nghiệm công nghệ thanh toán của Sacombank

TTO - Sự kiện triển lãm của Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TP.HCM 2022 diễn ra trong hai ngày 13 và 14-10-2022.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó, kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Trương Cẩm Đào - lớp 12/20 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) - đã giành được học bổng 100.000 CAD từ University of Toronto.

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar