15/08/2017 10:47 GMT+7

Chuyến đi chơi đặc biệt trước năm học mới

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Bốn em bị ung thư, hai em suy giảm trí tuệ, em còn lại bị rò hậu môn. Các em đã có một ngày thật vui khi được đi siêu thị sắm sách vở, vẽ tranh cát, đi uống trà sữa...

Các em học sinh trong chuyến đi siêu thị mua sắm cho năm học mới  - Ảnh: TRẦN MAI

Cho con chọn thêm một bộ nữa nha. Anh con đi chữa bệnh không đi được, con chọn thay nha. Anh con cũng muốn có đồ mới...

Học sinh LÊ MINH TRÍ (Trường tiểu học Đức Thắng, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi)

Những điều ấy vốn rất bình thường với các bạn khác, nhưng với các em lại là những trải nghiệm hết sức mới mẻ và thú vị.

Đó cũng là món quà đặc biệt mà các thầy cô muốn tặng các em trước năm học mới để các em có thêm tinh thần chiến đấu với bệnh tật, bước vào năm học mới như bao bạn bè của mình.

Niềm vui của trò, hạnh phúc của thầy...

Trưa 13-8, trời đổ nắng to, thầy Lương Thạch Nghĩa (giáo viên Trường THCS Đức Thắng), Ngô Khắc Vũ (giáo viên Trường THPT Mộ Đức 2) và cô Huỳnh Thị Diễm (giáo viên Trường tiểu học Đức Thắng) tất tả chạy đến từng nhà đón bảy em học sinh đặc biệt của mình rồi đưa các em từ huyện Mộ Đức ra TP Quảng Ngãi.

Chuyến xe rộn tiếng cười đùa. Nhiều em háo hức nhoài người nhìn ra đường chờ đến lúc được mua đồ mới, vui chơi, ăn uống...

Xe vừa đến siêu thị ở Quảng Ngãi. Bảy em hồ hởi như nhận được quà. Cậu bé Lê Minh Trí (Trường tiểu học Đức Thắng) xuống xe lập tức chạy ào vào siêu thị rồi đứng khựng lại trước cửa. Cậu bé vừa thích thú vừa rụt rè khi thấy người đông và mọi thứ khác lạ.

Cô Diễm dẫn Trí bước vào siêu thị, trông chẳng khác gì mẹ dẫn con. Trí và anh trai tên Quân bị ung thư máu, bao nhiêu ngày đi học là chừng ấy thời gian hai em gánh chịu những cơn đau. Hôm nay khi Trí đi chơi cùng thầy cô là lúc Quân theo mẹ vào TP.HCM chữa bệnh.

Cô Diễm tâm sự: “Nhìn Trí mà xót ruột, em còn quá nhỏ để có thể chịu đựng những nỗi đau quá lớn hành hạ mỗi ngày. Trong đời tôi chưa có chuyến đi nào đau đớn hơn lần này. Nhìn em nào cũng thương”.

Những người trong siêu thị thấy bọn trẻ vui đùa có lẽ không ai biết các em đang mang trong mình nỗi đau rất lớn.

Thầy Nghĩa lâu lâu lại nhìn nơi khác để giấu đi đôi mắt rất buồn của mình. Với thầy Nghĩa, nhìn thấy các em vui ngày nào là thầy hạnh phúc ngày ấy. Dẫn các em đi chọn quần áo, sách vở, thầy Nghĩa ân cần như một người cha.

Sách vở, quần áo mới được chọn xong, chen trong niềm vui là những tiếng ho và những đôi tay ôm lấy bụng vì cơn đau bất ngờ ập đến. Nhìn bọn trẻ thầy Nghĩa nói: “Cho các em vui vẻ rồi bắt đầu một năm học mới...”.

Niềm vui của trò, hạnh phúc của thầy - Ảnh: TRẦN MAI

Rộn tiếng cười, vắng đớn đau

Thầy Vũ tâm sự: “Chuyến đi này với mong muốn tạo cho các em niềm vui vào cuộc sống, tạo động lực cho các em học tập”. Quả thật, đúng như lời thầy Vũ nói, nguồn sinh khí mới đã hiện lên trên những khuôn mặt nhợt nhạt ấy.

Em Huỳnh Công Ảnh, đang học lớp 9 và đã có sáu năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu. Ba của Ảnh cũng mới mất vì bệnh ung thư dạ dày. Cuộc sống gia đình rất khó khăn. 14 tuổi, cậu chưa hề biết siêu thị hình dáng như thế nào.

Và hôm nay, cậu đã thỏa được một nỗi mong ước. Ảnh vui đến mức chạy quanh khắp siêu thị và nhiều lần cả ba thầy cô phải nhắc nhở vì sợ đi lạc.

Nhớ nhất là lúc chọn đồ, Trí xin thêm một bộ cho anh trai mình. “Cho con chọn thêm một bộ nữa nha. Anh con đi chữa bệnh không đi được, con chọn thay nha. Anh con cũng muốn có đồ mới...”. Câu nói ấy đã khiến mọi người rớm nước mắt.

Trong bệnh tật, khi có được niềm vui, cậu bé vẫn nhớ đến người anh mang căn bệnh giống mình. Lúc làm tranh cát, cậu bé cũng xin một bức tranh làm thay cho anh trai mình. “Con vui lắm, nếu anh con đi cùng anh cũng vui như con vậy. Do ảnh đau nên phải đi Sài Gòn rồi” - Trí nói.

Cậu bé Nguyễn Hữu Lộc (lớp 4) khi ngồi trên xe ôm bụng vì cơn đau hành hạ, trở nên hiếu động khi được tô tranh cát. Thậm chí, Lộc còn giúp đỡ bạn bên cạnh mình. Gần như cơn đau đã biến mất khi có những niềm vui.

Lộc chờ đi uống trà sữa, chờ đi ăn gà. Những món ăn xa xỉ với cuộc sống trong túng khó của gia đình. Cậu bé bảo rằng: “Mẹ con không có tiền đâu, mẹ bảo tiền chữa bệnh cho con hết rồi”.

Mỗi đứa trẻ một cơn đau, nhưng chúng cùng chung hoàn cảnh khốn khó. Năm học mới lại đến gần, có thêm cuốn vở, quần áo và một bữa ăn chung với bạn bè như một niềm động viên quá lớn. Hai em Phạm Thị Ngọc Thịnh, Phạm Thị Ngọc Thời sinh ra chỉ cách nhau vài giờ và cả hai bị bệnh thiểu năng trí tuệ.

Cả hai đã 10 tuổi mới bước vào lớp 1 và năm học đầu tiên của đời mình, hai đứa trẻ đã tự biết chọn cho mình cuốn vở, bộ áo quần với sự giúp đỡ của ba nhà giáo đầy yêu thương.

Bảy đứa trẻ sẽ bước vào năm học mới trong vài ngày tới và chuyến đi chơi đầy yêu thương, những bức tranh, cuốn tập, bộ quần áo và bữa ăn cùng nhau đầy yêu thương có lẽ sẽ giúp các em mạnh mẽ hơn để đi về phía tương lai...

Quan tâm đặc biệt của thầy cô

Những chồi non lay lắt ấy nhiều năm qua luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả ba thầy cô. Dăm bữa nửa tháng lại nghe tin em này đi viện gấp, em kia đang học lại ngất. Thế là cả ba thầy cô lại tất tả đến thăm. Kêu gọi mọi người giúp đỡ để có thêm chút tiền, vớt lấy sự sống lúc nào cũng ở bên lằn ranh sinh tử.

Thầy Vũ bảo: “Quanh năm suốt tháng các em phải đối mặt với bệnh tật. Có em chưa bao giờ biết đến siêu thị là gì, chưa biết quán trà sữa, chưa được ăn một bữa cơm ngon, vui vẻ bên bạn bè.

Đồ các em mặc và dụng cụ học tập đều là đồ cũ ai đó thương và mang đến cho là chủ yếu, vì gia đình các em quá khó khăn, tiền chữa bệnh cho các em rất nhiều và lâu dài...”.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar