24/09/2017 07:41 GMT+7

Chuột và bệnh dịch hạch

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

TTO - Bên cạnh những dịch bệnh virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa…, các bệnh do chuột gây ra cũng gây nên những dịch bệnh nghiêm trọng cho người.

Chuột và bệnh dịch hạch - Ảnh 1.

Chuột là loại gặm nhấm, có thói quen chạy trên các lối đi cũ, cảnh giác với vật lạ, nếm thức ăn trước, đánh dấu bằng nước tiểu/phân và biết phân ranh giới, xác định lãnh thổ. Loài chuột thích ứng tốt với đời sống của con người và sống gần người.

Sự gia tăng mật độ chuột cao là vấn đề cần phải lưu ý đặc biệt. Mức độ sinh sản của chuột rất cao. Hằng năm, chuột sinh sản 4 lứa, mỗi lứa sáu con và 3 tháng sinh một lần, mỗi lần sinh số con tăng gấp 4 lần.

Các loài chuột

Có khoảng 500 loài chuột, nhưng sống gần người và gây hại trực tiếp cho người thì có 5 loài chính:

- Chuột cống: (Rattus norvegicus) nặng trên 450g (thân to), lông đổi từ nâu xám đến xám đen, thường hoạt động dưới đất, di chuyển phạm vi 50m, đào hang, ăn tạp (20-30g thịt/ngày).

- Chuột lắt: (Rattus exulans) kích thước nhỏ bé, lông xám thẫm, sống nhà vách tranh, nứa, thức ăn tinh bột (dạng hạt)/thực vật, đi qua được các khe rất nhỏ, lông đuôi 1 màu.

- Chuột nhắt: (Mus musculus) nặng 14g, phân bố khắp thế giới, sống trong nhà hoặc ngoài nhà, đào hang/làm tổ trong các vật dụng bằng gỗ, di chuyển 3-10m, ăn tạp/rau củ (e.g 3g/ngày), đặc biệt rất ít cần nước.

- Chuột đồng: (Rattus rattus) nặng trên 260g, phân bố ở châu Á, thích leo trèo (nhưng đôi lúc vẫn đào hang), làm tổ trong nhà và dọc vườn cây, di chuyển khoảng 50m.

- Chuột xạ: (Suncus murinus) tiết mùi hôi (tuyến cạnh sườn), sống trên mặt đất, không leo trèo, lông 1 màu xám tro, loài ăn côn trùng, đuôi có lông mọc dài, mũi mắt rất nhỏ, tai có nhiều ngăn phức tạp.

Chuột và sự nguy hiểm của bệnh dịch hạch

Các loài chuột thường gặp như chuột cống, chuột lắt, chuột đồng, chuột nhắt đồng, chuột đất lớn, chuột chù xạ là vật chủ gây bệnh dịch hạch ở Việt Nam.

Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tối nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis. Bệnh từ động vật, chủ yếu là bộ gặm nhấm (Rodentia), lây qua người bởi bọ chét ký sinh.

Bệnh lây truyền qua: trung gian bọ chét đã hút máu vật chủ mang bệnh dịch hạch; lan truyền trực tiếp từ vật chủ bị bệnh không qua bọ chét: xâm nhập trực tiếp qua da có tổn thương, hoặc do động vật có mang bệnh cắn cào; hít trực tiếp Yersinia pestis có trong không khí từ vật chủ bị dịch hạch thể phổi. Bọ chét chuột là véctơ chính của bệnh dịch hạch tại Việt Nam.

Bệnh có các thể lâm sàng như sau: dịch hạch thể hạch, dịch hạch thể nhiễm trùng huyết; dịch hạch thể phổi; dịch hạch thể màng não.

Ngoài ra, chuột còn là tác nhân gây ra những bệnh như: bệnh sốt hoàng đản - xuất huyết nhiễm trùng do nước đái chuột; nhiễm vi trùng kiết lỵ, amibe, vi khuẩn salmonella… do ngộ độc phân chuột; bệnh uốn ván do chuột cắn; nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh do nước đái của chuột nhắt; bệnh sốt bụi rậm do ve mạt ký sinh trên chuột cắn.

Các biện pháp diệt chuột

Theo kinh nghiệm dân gian, để diệt chuột người ta thường dùng cây cỏ hoặc nuôi mèo, rắn, chim... hay dùng các loại bẫy như bẫy bắt sống, đập chết... và dùng hóa chất các loại gây ngộ độc qua thức ăn, nước uống, không khí (xông hơi diệt chuột).

Người dân cần thường xuyên đảm bảo vệ sinh môi trường; không để thừa, đọng thức ăn dư, quản lý lương thực, thực phẩm; nuôi mèo; đặt bẫy, phá vỡ hang tổ chuột, khống chế, phá hủy nơi sinh sản của chuột, bọ chét; khi thấy chuột chết bất thường phải khai báo ngay với y tế cơ sở.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar