11/04/2024 18:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chữa lành trong kín đáo chứ đừng biến thành trend rầm rộ

Tôi không khuyến khích việc tự mình chữa lành cho mình. Nhưng mỗi người trẻ chúng ta cũng cần nhìn nhận chính xác vấn đề của mình.

Tôi không khuyến khích việc tự mình chữa lành cho mình. Nhưng mỗi người trẻ chúng ta cũng cần nhìn nhận chính xác vấn đề của mình - Ảnh minh họa: Winch

Tôi không khuyến khích việc tự mình chữa lành cho mình. Nhưng mỗi người trẻ chúng ta cũng cần nhìn nhận chính xác vấn đề của mình - Ảnh minh họa: Winch

Khi tôi chia sẻ câu chuyện về việc "tự thấy mình tổn thương, tự thấy mình nhiễm bệnh", nôm na là "tự thấy mình có vấn đề", tôi đã nghĩ mình sẽ bị bạn bè phản ứng.

Người muốn chữa lành thật thì thường chọn an yên

Tôi sống ở Hội An nên được biết khá nhiều người nước ngoài, nhiều nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản..., quyết định đến Hội An sống trong thời gian dài mong để tìm sự an yên trong tâm hồn.

Họ bị áp lực về cuộc sống, công việc ở những nước công nghiệp; nhiều người bị hội chứng chiến tranh. Cũng có người tổn thương tâm lý do cú sốc gặp phải trong cuộc sống và đa phần là muốn tìm nơi tĩnh lặng, tự mình chiêm nghiệm, tách biệt hẳn với các mối quan hệ.

Và những người này thường sống rất lặng lẽ. Họ chọn đọc sách, thiền đạo, yoga; có người lại đi từ thiện, làm nông nghiệp tự cung tự cấp. Điểm chung của những người này là họ kín đáo, luôn mỉm cười chào đón tất cả mọi người xa lạ nơi họ tới sống.

Và tôi cũng ít thấy ai bộc lộ mục đích thật sự của họ khi chọn tới Hội An là chữa lành. Đơn giản, họ không muốn ai biết họ cô đơn, phiền muộn. Điều này khác với những người đang nói khá nhiều về "chữa lành" hiện nay trên mạng.

Vì sao gần đây chúng ta bỗng nghe thường xuyên hơn với hai từ "chữa lành"? Đặc biệt khá khó hiểu là tôi thấy những người trẻ lại có xu hướng "tìm an yên, có nhu cầu đi chữa lành" nhiều hơn.

Người có tâm bệnh, gặp cú sốc về tâm lý thì nhu cầu chữa lành là cần thiết. Nhưng rất lạ là có nhiều bạn tôi biết họ thậm chí chẳng có công việc, sống dựa vào cha mẹ, người thân. Nhưng lại thường xuyên tham gia các lớp như thiền đạo, các khóa yoga chữa lành.

Nhận diện đúng vấn đề mình mắc phải

Thỉnh thoảng tôi vẫn hay bị vấn đề về tâm lý. Công việc mệt mỏi, áp lực từ kinh tế, tiền bạc, các mối quan hệ khiến mình đôi lúc mệt rã rời và muốn buông bỏ. Tôi không thể nào quên những năm tháng mới ra trường và đi làm. Mọi bầu trời mộng mơ về công việc sụp đổ khi tôi chạm tay vào thực tế.

Cấp trên la, cha mẹ ở quê quá kỳ vọng vào con. Còn tôi mang nỗi khổ tâm riêng nên không thể giãi bày. Ai ở quê ra mới biết nuôi một đứa con học đại học, cha mẹ vất vả cực khổ ra sao. Cho nên khi ra trường, con có áp lực trả ơn cha mẹ nặng lắm.

Cha mẹ không đòi hỏi gì, nhưng qua câu chuyện hàng ngày tôi biết họ đang rất cơ cực. Tôi luôn nói tốt, hoàn hảo về công việc, thu nhập của chính mình để cha mẹ ở quê vui lòng. Nhưng đó không hề là sự thật.

Có đợt tôi mệt quá, tự xin nghỉ phép rồi xách xe máy qua một làng đồng bào dân tộc tách biệt ở huyện Krong Pa, Gia Lai để nghỉ ngơi, tạm lánh mọi thứ một thời gian. Tôi khóc. Lần đầu tiên thấy mình yếu đuối. 

Rồi tôi giật mình tỉnh ra rằng hóa ra mình đã yếu đuối. Mọi người vẫn sống tốt, vẫn đi qua mọi thứ. Mình đang "mất kết nối", tức là mình đang đớn hèn, buông bỏ.

Tôi chạy xe về lại thành phố và tự thay đổi hoàn toàn. Tôi soát xét lại mọi thứ, xem mình sai chỗ nào, hay dở chỗ nào rồi tự quyết tâm khắc phục. Mọi thứ sáng sủa và tươi vui hơn sự ủ dột, yếu ớt khi xưa.

Tôi trở thành một người như hoàn toàn khác, nghĩ đơn giản hơn, can đảm hơn. Không giấu giếm cảm xúc, không tự thấy "sĩ diện hão huyền" về thu nhập cuộc sống chính mình mà có sao nói ra vậy.

Tôi đã đi qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý, có vấn đề thực sự như vậy. Cách tôi chữa lành chính là tự mình làm bác sĩ cho mình. Tôi tự bảo rằng mình khổ từ nhỏ rồi, đi tới đây chẳng lẽ nản rồi bỏ cuộc. Cha mẹ ở quê còn vất vả, họ lao khổ cả đời, ông bà mình hết đánh Pháp lại đi chiến trường đánh Mỹ mà đâu có ai chữa lành cho đâu. Sao cháu họ lại yếu đuối thế.

Tôi không khuyến khích việc tự mình chữa lành cho mình. Nhưng mỗi người trẻ chúng ta cũng cần nhìn nhận chính xác vấn đề của mình.

Mỏi mệt, áp lực chỉ là một phần của cuộc sống. Thử thách chỉ làm giá trị thêm cho thành công, tô điểm thêm cho kết quả chứ không phải là cớ để mình buông xuôi, rồi đi chữa lành.

Cũng đừng coi "chữa lành" là thứ gì đó cao sang. Đơn giản bản chất của từ này là đi tìm liệu pháp điều trị một chứng tâm bệnh. Phàm có bệnh thì giấu, không muốn người khác biết để lo nghĩ, không ai muốn người khác thấy mình tiều tụy, yếu đuối. Chẳng ai lại đi khoe khoang làm gì.

Vậy chúng ta đang có thật sự "tổn thương" tâm bệnh tới mức phải hẹn nhau đi tìm nơi "chữa lành" không?

Bạn có khi nào có mong muốn được chữa lành? Theo bạn, những chia sẻ "muốn đi chữa lành" của bạn trẻ trên mạng xã hội chỉ để cho vui hay phản ánh mong muốn thật sự của họ? Mời bạn chia sẻ ý kiến về hòm mail [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Không phải thấy buồn là sang chấn, làm sao hiểu đúng về chữa lành?

Nhiều chuyên gia trong giới nghiên cứu cho rằng cần tránh lạm dụng cụm từ sang chấn (trauma), vì không phải cứ đau khổ (suffer), tổn thương (hurt), cảm thấy trầm buồn u sầu (feel depressed/melancholy) là sang chấn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar