09/04/2024 06:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhận định 5 giai đoạn của nỗi đau buồn, bạn sẽ tự biết chữa lành

Bất cứ khi nào bạn gặp phải nỗi đau buồn nào đó và muốn thoát ra khỏi nó, bạn có thể áp dụng mô hình Kübler-Ross để biết mình đang ở giai đoạn nào trong 5 giai đoạn.

Những ký ức hạnh phúc có thể giúp ta vượt qua buồn đau - Ảnh minh họa của Ppittnews

Những ký ức hạnh phúc có thể giúp ta vượt qua buồn đau - Ảnh minh họa của Ppittnews

Cách đây khoảng 23 thế kỷ, triết gia Hy Lạp Aristotle đã kết luận, hơn mọi thứ khác trên đời, hạnh phúc là điều mà tất cả mọi người đều tìm kiếm. Theo Từ điển Tiếng Việt, "hạnh phúc" là "trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện".

Nếu vậy, một sự mất mát dù lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta. Vì sự mất mát ấy là điều trái với ý nguyện của chúng ta. 

Thứ mất đi càng lớn, càng quý thì chúng ta càng đau khổ, đau buồn, thậm chí không muốn sống nữa. 

Làm thế nào để chúng ta biết rằng mình đã vượt qua được nỗi đau buồn này và có thể sống tiếp dù chúng ta không có lại thứ mà mình đã mất?

Học thuyết về 5 giai đoạn của đau buồn

Tôi thích đọc sách nói riêng và sách tâm lý nói chung, tôi đặc biệt thích tìm hiểu về mảng chữa lành. Nhờ đọc sách, tôi biết đến bác sĩ tâm thần học người Mỹ gốc Thụy Sĩ Elisabeth Kübler-Ross (1926-2004).

Bà là tác giả của học thuyết về 5 giai đoạn của nỗi đau buồn (còn gọi là mô hình Kübler-Ross) gồm: 1. Phủ nhận - 2. Giận dữ - 3. Đánh đổi - 4. Suy sụp - 5. Chấp nhận. 

Nỗi đau buồn ở đây bắt nguồn từ sự mất mát ở các lĩnh vực như sức khỏe (mắc một căn bệnh trầm trọng, bị khuyết tật do tai nạn), tiền bạc, công việc, mối quan hệ tình cảm, sự xa lìa những người/vật thân thiết với mình.

Bất cứ ai khi đau buồn do mất mát cũng sẽ phải trải qua 5 giai đoạn nói trên. Nhưng chỉ khi nào đến giai đoạn Chấp nhận, người ta mới vượt qua được nỗi đau buồn.

5 giai đoạn của đau buồn biểu hiện như thế nào?

Tôi xin dẫn ra vài ví dụ để mọi người hiểu rõ hơn về 5 giai đoạn của nỗi đau buồn. 

Chẳng hạn như một người bị bệnh hiểm nghèo. Thoạt đầu anh ta sẽ Phủ nhận: Mình không thể bị bệnh đó được, mình sống lành mạnh thế cơ mà. Có lẽ bác sĩ chẩn đoán sai rồi. Mình phải đi khám ở bệnh viện khác xem sao.

Tiếp theo anh ta sẽ Giận dữ: Thật là bất công. Tại sao tôi lại bị bệnh này? Tôi còn có bao việc phải hoàn thành.

Rồi anh ta chuyển sang giai đoạn Đánh đổi: Tôi sẽ thay đổi lối sống để cho cơ thể khỏe mạnh lên. Tôi sẽ bỏ thuốc lá, bia rượu. Tôi sẽ nghỉ làm để dành thời gian chăm sóc bản thân.

Khi đã thực hiện những cách thức đó và thấy không hiệu quả, anh ta chuyển sang giai đoạn Suy sụp: Tôi buồn quá. Tôi chẳng thiết làm gì nữa. Tôi chết đến nơi rồi, vậy cố gắng cũng có ích gì?

Đến khi tin rằng mình không thể làm gì để thay đổi được quá khứ, anh ta chuyển sang giai đoạn Chấp nhận, tập trung vào việc sống ở hiện tại: Mình bị bệnh này thật rồi, nhưng mình đâu phải là người duy nhất bị bệnh. Mình cũng đã chết ngay bây giờ đâu. Mình sẽ dành khoảng thời gian còn lại để làm những việc mình thích nhất, để ở bên những người mình yêu thương.

Một ví dụ khác, một người đau buồn vì bị người yêu bỏ.

Giai đoạn Phủ nhận: Chắc anh ấy giận dỗi nên nói thế thôi. Có khi vài ngày sau anh ấy lại làm lành đấy. Hay là có con nào đã ve vãn anh ấy? Mình phải tìm cho ra con ấy.

Giai đoạn Giận dữ: Tại sao anh ấy lại bỏ mình cơ chứ? Mình quan tâm tận tình đến anh ấy thế cơ mà.

Giai đoạn Đánh đổi: Cũng tại mình quá trẻ con cơ, anh ấy cũng nhiều lần phàn nàn rồi. Mình phải thay đổi tính tình thôi để kéo anh ấy trở lại.

Giai đoạn Suy sụp: Mình quá buồn khi anh ấy bỏ đi. Làm sao mình sống nổi nếu không có anh ấy?

Giai đoạn Chấp nhận: Anh ấy bỏ mình thật rồi. Xét cho cùng, hai đứa cũng chẳng hòa hợp, toàn cãi nhau về những chuyện linh tinh. Chia tay cũng là điều tốt cho cả hai. Mình phải sống tiếp cuộc sống của mình. Mình còn trẻ, phải phấn đấu cho sự nghiệp đã.

Áp dụng mô hình Kübler-Ross 

Bất cứ khi nào bạn gặp phải nỗi đau buồn nào đó và muốn thoát ra khỏi nó, bạn có thể áp dụng mô hình Kübler-Ross nói trên để biết mình đang ở giai đoạn nào trong 5 giai đoạn.

Nếu muốn bản thân giải phóng được nỗi đau buồn và được chữa lành, bạn phải chuyển sang giai đoạn Chấp nhận.

Tôi thấy rằng có không ít người đã dừng lại ở giai đoạn Suy sụp và rồi nỗi đau buồn của họ đã kéo họ chìm xuống, chìm xuống mãi.

Những người nào vượt qua được nghịch cảnh và làm nên "phép màu" mà chúng ta đọc được tấm gương về họ trên báo chí chính là những người đã chuyển sang giai đoạn Chấp nhận, và từ đó họ đã tỏa sáng lấp lánh như thể chưa từng trải qua nỗi đau buồn.

Lên mạng bày tỏ mong muốn chữa lành, còn bị 'hành' thêm

Cô bạn tôi tâm sự trên một nhóm cộng đồng Facebook rằng đang stress một số vấn đề, cần tìm cách giải tỏa thì nhận được nhiều bình luận theo kiểu “lương 5 triệu mà bày đặt đua đòi chữa lành”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar