19/02/2025 10:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chủ tịch tỉnh được áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật

Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi được Quốc hội thông qua, bổ sung quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch tỉnh được áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật - Ảnh 1.

Các đại biểu bấm nút thông qua luật sáng 19-2 - Ảnh: Media Quốc hội

Sáng 19-2, với 458/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, 1 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. 

Luật có hiệu lực từ ngày 1-3-2025.

Duy trì HĐND ở địa phương

Luật sửa đổi nêu rõ chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND.

Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là UBND.

Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Trước đó, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội khi thảo luận trên hội trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Chính phủ đề xuất giữ nguyên như luật hiện hành vì chúng ta đang tiếp tục đánh giá tổng thể mô hình tổ chức của cả hệ thống chính trị, sẽ có điều chỉnh nên trước mắt tạm thời giữ nguyên để "tránh hẫng hụt trong vận hành" hệ thống tổ chức chính quyền địa phương cũng như mô hình tổ chức chính quyền địa phương.

Bà nói trong bối cảnh tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, Bộ Nội vụ đang phối hợp Ban Tổ chức Trung ương tiến hành đánh giá nghiên cứu tổng thể mô hình tổ chức bộ máy, trong đó có hệ thống chính quyền địa phương. Do đó, mong đại biểu Quốc hội ủng hộ phương án tạm thời giữ như hiện hành.

Bổ sung quyền hạn của chủ tịch tỉnh

Bên cạnh đó, luật mới thông qua cũng bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh được quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân trên địa bàn, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.

Việc bổ sung quy định này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chủ tịch UBND trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết mà thực tiễn đặt ra, đòi hỏi phải có quyết sách nhanh chóng. Như khi xảy ra đại dịch COVID-19, hay khi cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp phục vụ phòng chống bão, lũ và khắc phục hậu quả thiên tai…

Trước đó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật.

Về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, có ý kiến đề nghị thể chế hóa quan điểm chỉ đạo về "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" trong dự thảo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ việc xin tiếp thu ý kiến nêu trên và đã chỉnh lý các quy định của dự luật, bảo đảm bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương.

Bảo đảm phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", "cấp nào giải quyết hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó".

Đặc biệt, quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và các chương về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp, và các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương từng cấp.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Mong đại biểu ủng hộ tạm giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay nếu không tạm thời giữ nguyên sẽ có sự hẫng hụt trong vận hành hệ thống tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar