22/04/2024 19:24 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý dự Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22-4, Chủ tịch Quốc hội đã góp ý vào một số nội dung dự Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 22-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự Luật Địa chất và Khoáng sản.

Đề nghị làm rõ nhiều nội dung cụ thể

Góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ nhiều nội dung cụ thể.

Theo ông Huệ, chủ trương của chúng ta nói rất nhiều đến việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường. Do đó, ông đề nghị rà soát lại dự luật nhằm thể hiện rõ quan điểm này, kinh tế hóa ngành tài nguyên, khoáng sản.

Ông cho hay vấn đề đấu giá, quyền khai thác, cấp phép hay nguồn dữ liệu điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản đôi khi Nhà nước mất rất nhiều tiền. Vì vậy, quy định khi các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế sử dụng kho dữ liệu là tài liệu điều tra cơ bản này phải trả phí như thế nào, có lẽ cần nghiên cứu thêm.

Bởi chúng ta bỏ ra rất nhiều tiền, do đó, các thành phần kinh tế khi vào làm sử dụng, khai thác kho này có coi đây là một tài sản không và nguyên tắc thu phí chỗ này như thế nào.

Vấn đề thứ hai, theo Chủ tịch Quốc hội, là nguyên tắc quản lý tổng hợp về địa chất và khoáng sản thể hiện ở trong này ra sao. Nhất là một số nội dung về quản lý nhà nước phân định cho Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối giúp cho Chính phủ quản lý thống nhất lĩnh vực này, còn các bộ tham gia vào đây như thế nào?

Ông Vương Đình Huệ dẫn ví dụ luật này không nói đến vấn đề dầu khí, nhưng nói đến than bùn, than nâu. Nhưng có những mỏ than nâu hoặc than bùn nằm trên khu vực đồng bằng rất khó để thăm dò, khai thác được than đó. Còn khí liên quan các mỏ đó lại khai thác được.

Điều này dẫn đến có sự giao thoa trong quản lý của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản và Tập đoàn Dầu khí, đòi hỏi vai trò quản lý tổng hợp, do đó cần làm rõ nguyên tắc phân chia.

Một nội dung khác là dự thảo đề cập khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, song chưa rõ thẩm quyền quyết định đưa vào dự trữ là của Chính phủ, Thủ tướng, bộ hay địa phương...

"Loại nào, phân cấp như thế nào trong này chưa thấy nói. Mới chỉ nói là hồ sơ, trình tự, thủ tục lập và phê duyệt, còn chưa nói đến quy định thẩm quyền đối với việc quyết định đưa vào dự trữ...", Chủ tịch Quốc hội nêu thêm.

Cần tạo hành lang pháp lý khai thác cát biển?

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Trong đó, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp, chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp (thủ tục của mỏ đất san lấp phải thực hiện như một mỏ vàng).

Việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập... Việc xây dựng luật nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác, khắc phục nhiều bất cập...

Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành luật.

Ủy ban này đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thông tin, đánh giá tác động chính sách đầy đủ hơn đối với các nội dung chính sách mới, có tác động đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước...

Nêu ý kiến thảo luận, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị xem xét bổ sung quy định về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến cát biển thay thế cát sỏi lòng sông, bởi đây là yêu cầu thực tiễn.

Dẫn số liệu thống kê cả nước có 330 mỏ cát sông với trữ lượng khoảng 2,3 tỉ m3, ông Cường cho rằng chỉ đủ nhu cầu san lấp, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng.

Hơn nữa, khai thác cát, sỏi lòng sông cũng để lại nhiều hệ quả nhãn tiền, nhất là ảnh hưởng môi trường, biến đổi dòng chảy, sạt lở nhà cửa, đê điều, công trình xây dựng.

Theo ông Cường, trữ lượng cát biển của nước ta khoảng 196 tỉ m3, nhưng chưa đủ hành lang pháp lý khai thác, sử dụng, nên dẫn tới chậm hoặc không thể thăm dò, khai thác do chưa có quy trình kỹ thuật chuẩn hướng dẫn.

Để hạn chế và tiến tới dừng khai thác cát sỏi lòng sông, chuyển sang cát biển thay thế, luật nên quy định về quy hoạch, khai thác cát biển để có cơ sở pháp lý phục vụ nhu cầu sử dụng cát biển trong tương lai.

Tổng thư ký Quốc hội: Có văn bản ban hành chậm hơn 35 tháng

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay trong 32 văn bản chậm qua giám sát năm 2023, văn bản chậm ít nhất 14 ngày, chậm nhiều nhất 35 tháng 24 ngày, một số chậm 22-25 tháng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trận mưa bất thường làm đảo lộn cuộc sống

Trận mưa ngày 10-5 khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ bị ngập nặng, nhà dân hư hỏng đồ đạc, đèn giao thông gãy... được nhận định là rất hiếm gặp.

Trận mưa bất thường làm đảo lộn cuộc sống

Cháy lớn cửa hàng điện lạnh ở quận 12, một người chết

Căn nhà trên đường Tân Chánh Hiệp 18, quận 12 (TP.HCM) bốc cháy dữ dội trong đêm khiến một người chết, cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân.

Cháy lớn cửa hàng điện lạnh ở quận 12, một người chết

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Hôm nay 12-5, thời tiết Trung Bộ và Nam Bộ có mưa to, mưa dông tập trung vào chiều tối, trong mưa có dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar