10/04/2023 09:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chủ tịch hội đồng trường đại học và hiệu trưởng: Ai quyền lực hơn?

Câu hỏi này nảy sinh từ thực tế hoạt động của các trường đại học sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (gọi tắt là Luật giáo dục đại học) có hiệu lực.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, nếu hiểu rạch ròi về vai trò của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng thì sẽ không đặt vấn đề ai to hơn ai - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, nếu hiểu rạch ròi về vai trò của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng thì sẽ không đặt vấn đề ai to hơn ai - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ về dự thảo những nội dung sửa đổi của nghị định 99/2019/NĐ-CP thực thi Luật giáo dục đại học. Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, tám nội dung được điều chỉnh đều liên quan tới vấn đề nhân sự trong thực thi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học. 

Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Lộc, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), cho biết dự thảo sửa đổi nhằm đồng bộ với một số văn bản pháp luật hiện hành.

Cơ quan quản lý bổ nhiệm hiệu trưởng

Dự thảo xác định rõ cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận đối với hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập là cơ quan quản lý trực tiếp. Trước đó, nghị định hướng dẫn chưa quy định rõ thẩm quyền này thuộc hội đồng trường hay cơ quan quản lý trực tiếp.

Cơ quan quản lý trực tiếp cũng quyết định việc giao quyền hiệu trưởng hoặc giao phụ trách trường trong trường hợp trường đại học mới được thành lập, trường khuyết hiệu trưởng quá sáu tháng mà chưa gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp. Việc này sẽ duy trì cho tới khi có quyết định công nhận hiệu trưởng chính thức theo đề xuất của hội đồng trường.

Dự thảo cũng quy định cụ thể thành phần tập thể lãnh đạo của một cơ sở đại học gồm ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có ban thường vụ Đảng ủy), chủ tịch hội đồng trường hoặc quyền chủ tịch hội đồng trường, phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), hiệu trưởng hoặc quyền hiệu trưởng (nếu chưa có hiệu trưởng), các phó hiệu trưởng và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ.

Tập thể lãnh đạo này làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trường hợp tập thể lãnh đạo là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì quyết định theo ý kiến của bên có người chủ trì.

Hội đồng trường không nên nổi bật hơn hiệu trưởng

Theo quy định, chủ tịch hội đồng đại diện cho tổ chức thể hiện quyền lực tập thể, quyết định những vấn đề khung, chiến lược phát triển của cơ sở đại học. Trong khi đó hiệu trưởng là người thực thi.

Tuy vậy, lãnh đạo bộ cũng cho biết thực tế thời gian qua có những nơi hội đồng trường làm tốt vai trò của mình, có nơi còn chưa phát huy được. 

Một số trường vai trò của hội đồng trường bị nhìn nhận là mờ nhạt, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bất ổn trong nội bộ trường (thiếu hụt nhân sự, mâu thuẫn). Đây là giai đoạn quá độ, cần có rút kinh nghiệm, điều chỉnh để làm tốt và đúng yêu cầu hơn.

Bày tỏ quan điểm của mình, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng với vai trò khác nhau, hội đồng trường không nên "nổi bật" so với hiệu trưởng vì hội đồng trường làm việc trên nguyên tắc tập thể, quyết định những vấn đề lớn. Hội đồng trường sẽ không can thiệp sâu, cụ thể vào công việc điều hành của hiệu trưởng.

"Về nguyên tắc, hội đồng trường có quyền lực cao hơn nhưng đó là quyền lực tập thể. Không nên đặt ra sự so sánh về quyền lực của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng, vì vai trò khác nhau, có phân cấp rõ ràng để giám sát lẫn nhau, tránh lạm quyền" - ông Sơn nói.

Dự thảo cũng điều chỉnh một số quy định như giảm tỉ lệ phần trăm tổng số viên chức, người lao động của trường đại học tham dự hội nghị đại biểu bầu thành viên hội đồng trường từ trên 50% xuống tối thiểu 20%. 

Dự thảo cũng điều chỉnh các quy định về bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường và thành viên hội đồng trường, bổ sung quy định về thủ tục thay thế thành viên hội đồng trường...

Phát huy quyền tự chủ

Trong dự thảo sửa đổi nghị định hướng dẫn, Bộ GD-ĐT cũng đưa vào quy định thành viên ngoài trường đại học chiếm tỉ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý trực tiếp.

Để bảo đảm phát huy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, tiếp thu ý kiến đề xuất của các cơ sở giáo dục đại học, dự thảo nghị định quy định số lượng người đại diện cơ quan quản lý trực tiếp cử không quá 50% tổng số thành viên ngoài trường đại học.

Huế lần đầu bổ nhiệm hiệu trưởng qua thi tuyển

TTO - Ngày 30-12, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao quyết định bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng Trường THPT Gia Hội, TP Huế cho ông Lê Triều Sơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar