28/05/2021 12:33 GMT+7

Chọn trường quốc tế cần dài hơi

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Thêm một lần nữa trong lúc chuyển giao giữa hai năm học, nhiều phụ huynh lại lên tiếng không đồng tình với mức thu học phí của các trường tư thục, trường quốc tế.

Vừa qua, hơn 1.100 phụ huynh đã ký tên khiếu nại mức tăng tiền học ở một trường tư thục lớn tại TP.HCM, gây ồn ào trong cộng đồng. Còn nhớ cũng thời điểm này năm 2020, hàng nghìn phụ huynh nhiều trường ở TP.HCM và Hà Nội cũng đã có phản ứng tương tự.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Hậu, tác giả cuốn Cẩm nang cho con học trường công, trường tư hay trường quốc tế?, các trường quốc tế hay trường "mang danh" quốc tế đều có xu hướng tăng học phí hằng năm, từ 10% đến hơn 20% (ở Việt Nam). Mức tăng có thể được thông báo đầu năm, nhưng cũng có một số trường hợp cố tình mập mờ.

Nhìn chung trong nước, chuyện các trường tư tăng mức thu mỗi năm không mới, phần lớn là vì lợi nhuận của các doanh nghiệp đang "kinh doanh giáo dục". Trong điều kiện bình thường, nhiều phụ huynh nhận thấy tiền học đi lên mỗi năm, số khác không để ý. Nhưng hai năm qua, vấn đề này thật sự được quan tâm trong bối cảnh COVID-19 đã khiến kinh tế nhiều gia đình "bầm giập".

Dẫu vậy, không ít phụ huynh sau những lần "phản kháng" vẫn cho con ở lại ngôi trường ấy. Bà Hậu cho rằng nguyên nhân là vì thị trường giáo dục tư thục ở Việt Nam chưa hoàn thiện. Phụ huynh không có nhiều sự lựa chọn, đồng thời sự khác biệt giữa các lựa chọn này cũng không rạch ròi. 

Tại các nước phát triển, luôn có hệ thống đánh giá các trường tư, phụ huynh sẽ dễ đưa ra quyết định theo các tiêu chí đã được đánh giá kỹ lưỡng.

Ở Việt Nam, để tránh tình trạng "phóng lao phải theo lao" khi chọn học các trường quốc tế, phụ huynh cần lưu ý cân nhắc thật kỹ ngay từ đầu. Đừng tưởng một ngôi trường đẹp, cơ sở vật chất hiện đại sẽ tương đồng với chất lượng dạy và học. 

Nhiều trường tư tự hào cho học trò "chơi nhiều hơn học", nhưng việc chơi này liệu có gắn đến sự phát triển của con bạn hay không? Ngược lại, sự cạnh tranh, ý chí vươn lên, khả năng thích ứng mà các cháu có được ở các trường công có khi lại là đòn bẩy giúp tiến bộ rất nhanh. Hằng năm, số học sinh nhận học bổng từ các đại học danh giá vẫn đến nhiều hơn từ các trường công.

Kế đó, phụ huynh cần tính toán chi tiết năng lực tài chính của bản thân: bao nhiêu tiền cho một lớp, một cấp học và hết 12 năm học? Khoản tiền này sẽ được trường điều chỉnh hằng năm ra sao? Nên nhớ thu nhập không nói lên tất cả, bởi những sự cố bất ngờ có thể gây biến động lớn.

Rõ ràng trong hơn một năm dịch giã, nhiều phụ huynh đã "đuối sức" khi nhiều khoản thu ổn định trước nay giờ lao dốc. Vì vậy, phụ huynh cần có khoản để dành, như một quỹ phòng rủi ro cho con đi học. Và trong trường hợp xấu nhất, tức khi không còn đủ tiền nữa, cha mẹ phải có "kế hoạch B" chuyển trường cho con về đâu? Đi từ môi trường tư thục sang công lập thường rất khó khăn để các cháu thích ứng.

Phụ huynh chọn trường nào thì cũng cần nghĩ một điều cốt lõi: 10-15 năm nữa, con mình sẽ trở thành người như thế nào? Con sẽ có những phẩm chất gì? Khi xác định được điều này, phụ huynh sẽ thấy có rất nhiều lựa chọn, bất kể trường công, trường tư hay trường quốc tế. 

Bà Hậu nói: "Với tôi, quan trọng nhất ở các học sinh là bồi đắp 'tính cách' và 'đạo đức'. Có những em học không giỏi nhưng có tính cách và đạo đức tốt thì sẽ có nhiều cơ hội về sau".

Cân nhắc sự phù hợp

Phụ huynh cũng cần xem con có phù hợp với môi trường mà mình lựa chọn hay không. Chẳng hạn, có những trường tư dạy song bằng, chương trình rất nặng không kém gì trường công, con có chịu được áp lực không? Có trường dạy rất ít tiếng Việt, liệu có làm trẻ khó khăn khi dùng tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống? Cũng có trường hợp khi vào trường quốc tế, con bị "sống" cùng sự giàu sang của các bạn học, có thể hoặc đâm ra mặc cảm hay đua đòi, ham chơi cho bằng người ta.

Tăng học phí 20-50 triệu đồng/năm, các trường quốc tế ở TP.HCM nói gì?

TTO - Năm học 2021 - 2022, phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều thông báo sẽ điều chỉnh học phí theo hướng tăng so với năm học trước đó. Biên độ tăng dao động từ 20 - 50 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 10 - 20% tùy cách tính.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar