27/02/2023 08:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chọn ngành, chọn nghề phải có 'chiến thuật'

Đến tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, nhiều học sinh cho biết chưa biết chọn ngành nghề tương lai, phân vân giữa nhiều phương thức xét tuyển, thậm chí rối loạn thông tin tư vấn trên mạng...

Khoảng 7.000 học sinh TP Hải Phòng hào hứng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra vào sáng 26-2. Nhiều em cho biết chưa biết chọn ngành nghề nào, mong được chuyên gia tư vấn - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Khoảng 7.000 học sinh TP Hải Phòng hào hứng tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra vào sáng 26-2. Nhiều em cho biết chưa biết chọn ngành nghề nào, mong được chuyên gia tư vấn - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Sáng 26-2, Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 của báo Tuổi Trẻ diễn ra tại Hải Phòng với khoảng 7.000 học sinh tham dự. Chiều cùng ngày, lần đầu tiên chương trình đến với học sinh Hải Dương. Các em đã đặt hàng trăm câu hỏi và được chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng cách chọn ngành nghề, nguyện vọng xét tuyển...

Rối loạn thông tin trên mạng

Bạn Dương Thị Tuyết Nhạn, học sinh lớp 12 Trường THPT Chí Linh (Hải Dương), chia sẻ em theo học khối D00 và đã xác định theo học ngành sư phạm, tuy nhiên các thông tin trên mạng khá nhiều khiến em "bội thực" thông tin, không đủ khả năng để kiểm chứng.

"Hôm nay, chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp lần đầu tiên về Hải Dương em rất vui. Em đến đây để được gỡ rối những thắc mắc của mình và tìm hiểu thêm về các phương thức xét tuyển để đạt kết quả tối ưu nhất" - Nhạn nói.

Tương tự, bạn Nguyễn Thị Giang, học sinh Trường THPT Bạch Đằng (Hải Phòng), muốn thi ngành ngôn ngữ Trung nhưng vẫn chưa biết nên chọn trường nào và phương thức nào để xét tuyển, vì quá phân vân giữa các sự lựa chọn nên em đến để nghe tư vấn trực tiếp từ các thầy cô.

Một học sinh tại Hải Phòng lo lắng hỏi: "Đến bây giờ em vẫn chưa có một chút kiến thức nào về việc lựa chọn ngành nghề thì em phải làm như thế nào để chọn được một ngành học phù hợp khi các kỳ thi đã sắp cận kề?".

Trả lời tâm tư của học sinh, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay khi mình còn phân vân nhiều thứ, chưa lựa chọn được ngành nghề mong muốn thì đây là một điểm khó của các bạn.

"Trong quá trình học tập, sinh sống, bạn cảm thấy điểm mạnh của mình là gì và ước muốn của mình là gì, đó chính là động lực để các bạn đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, hiện nay trên mạng có rất nhiều trường đại học có những bài trắc nghiệm tâm lý. Sau khi tham gia trả lời 20 - 25 câu hỏi, chúng ta sẽ có những gợi ý ngành nghề nào phù hợp với năng lực bản thân" - thầy Thảo nói.

Chiến thuật sắp xếp nguyện vọng để không "trắng tay"

"Các thầy có thể chia sẻ chiến thuật sắp xếp các nguyện vọng để dung hòa giữa sở trường bản thân và nhu cầu của xã hội?" - một phụ huynh ở Hải Phòng hỏi. PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Ngoại thương, đánh giá câu hỏi của phụ huynh rất hay.

"Chúng ta lựa chọn trường trước hay ngành trước? Chiến thuật, chiến lược là chúng ta chọn ngành trước và chọn trường sau. Chúng ta phải xác định một danh mục các ngành thật ngắn gọn, không thể chọn ngành quá đa dạng được, điều này sẽ dẫn tới ảnh hưởng công việc sau này" - cô Hiền nói.

Theo đó, cô Hiền tư vấn cho học sinh Hải Phòng "bí kíp" chọn ba nhóm ngành xét tuyển. Nhóm thứ nhất là nhóm ngành ước mơ, kỳ vọng. Đây là những ngành các em yêu thích nhất. Nhóm hai là nhóm vừa sức gồm các ngành các em mong muốn học và có nhiều cơ hội đỗ, vừa sức so với năng lực, sở trường của các em. Nhóm ba là nhóm tránh rủi ro, giúp các thí sinh không bị "trắng tay".

Học khối C nhưng đam mê công nghệ, chọn ngành nào?

"Em học khối C nhưng lại có đam mê khối ngành kỹ thuật và công nghệ, có cơ hội nào dành cho em học khối C mà lại quan tâm khối ngành công nghệ không?". Trả lời câu hỏi này của một học sinh, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho hay Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn có ngành quản lý thông tin.

Đây là ngành mới và cung cấp cho sinh viên ba khối kiến thức: khối kiến thức khoa học xã hội, khối kiến thức về công nghệ thông tin và khối kiến thức về quản trị kinh doanh. Những em sinh viên học ngành này có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ... các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục...

Công việc đảm nhận sẽ bao gồm quản lý thông tin, hỗ trợ kinh doanh, tư vấn xây dựng các hệ thống thông tin, phân tích quản lý thông tin, quản lý số liệu, quản trị nội dung. Đây là một vị trí công việc mà các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đang rất cần và là cơ hội phát triển của những em học sinh học khối C nhưng mê khối ngành công nghệ.

Ca sĩ Ali Hoàng Dương: 'Đam mê là yếu tố quan trọng khi chọn nghề'

Nhận lời tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023, ca sĩ Ali Hoàng Dương cho biết rất vinh dự khi đồng hành cùng các bạn học sinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Cả nước có 28.862 tiến sĩ đang làm giảng viên cơ hữu ở các trường đại học. Bình quân mỗi trường có 119 tiến sĩ.

Gần 29.000 tiến sĩ làm giảng viên đại học, mỗi trường có 119 tiến sĩ

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Hàng trăm học sinh lớp 12 tại các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nhận học bổng sớm từ Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).

Học sinh Tây Nam Bộ nhận học bổng lên đến 100% từ UEF

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Tuyển chọn khoảng 300 ứng viên để đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo lộ trình trở thành giảng viên, nhà khoa học chất lượng cao.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Chính phủ trình Quốc hội hai dự thảo nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi; miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026.

Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức

Ngày 22-5, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn giữa các phương thức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar