27/01/2023 10:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cùng con chọn ngành vào đại học: Làm gì để tránh xung đột?

Trước mỗi mùa tuyển sinh, có nhiều trường hợp tranh cãi giữa con cái và cha mẹ trong việc chọn ngành nghề kéo dài suốt nhiều tháng, thậm chí dẫn đến xung đột.

Cùng con chọn ngành vào đại học: Làm gì để tránh xung đột? - Ảnh 1.

Phụ huynh nghe chuyên gia tư vấn về việc lựa chọn ngành nghề cùng con trong Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học - cao đẳng 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Cha mẹ muốn chọn ngành nghề thay con

Khi con cái đứng trước ngưỡng cửa vào đời, phụ huynh cũng có lắm nỗi băn khoăn, lo lắng cho tương lai của con mình. Thực tế không ít trường hợp học sinh chọn ngành theo sở thích, nhưng cha mẹ muốn con chọn nghề… theo ý mình.

Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề, chọn ngành, chọn trường nhưng vẫn chưa thể đưa ra quyết định và cảm thấy khó xử khi phải lựa chọn giữa ngành học theo sở thích bản thân hoặc theo ý muốn của gia đình.

H.T.U. (học sinh ở quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết bạn học khối A, học giỏi tiếng Anh, cùng thành tích 10 năm đạt danh hiệu học sinh giỏi. Trong khi bạn cùng lớp dự định chọn các ngành "hot" như ngoại thương, công nghệ thông tin… U. lại đam mê với nghề bếp và có một ít năng khiếu nấu nướng, muốn trở thành đầu bếp.

"Hiện tại em chỉ có ước muốn làm nghề bếp, không thích những công việc văn phòng nhưng ba mẹ không hiểu cho em...", U. rưng rưng.

Bạn T.C. (ở TP.HCM) có bố mẹ đều làm ngân hàng nên muốn con theo nghề "truyền thống" của gia đình. Trong khi C. lại thích công việc của một hướng dẫn viên du lịch nên muốn chọn ngành du lịch.

Ban đầu bố mẹ cấm cản, dọa dẫm đủ điều nhưng thấy không hiệu quả, họ chuyển sang "chiến tranh lạnh", không nói chuyện, chỉ giao tiếp với con bằng vẻ mặt thất vọng. Cuối cùng C. phải theo lời cha mẹ vào học ngành tài chính ngân hàng ở một trường đại học lớn ở TP.HCM. Nhưng sau hai năm học C. đã xin chuyển sang học ngành du lịch cùng trường.

Trăm nỗi băn khoăn khi hướng nghiệp cho con

Bà Nguyễn Thu Hồng (quận 12, TP.HCM), cho hay con trai bà rất thích vẽ và muốn thi vào ngành mỹ thuật, nhưng bà vẫn băn khoăn không biết có nên cho con thi vào "ngành nghệ thuật" này hay không.

"Thực sự tôi không biết cho con học mỹ thuật ra trường rồi nó có kiếm tiền nuôi thân được không", bà Hồng tâm sự.

Còn bà Trương Thị Hạnh (ở Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) có con đang học lớp 12, nhưng mấy tháng nay con bà không chịu chia sẻ chuyện chọn ngành, chọn trường, bà "không biết làm sao để nói chuyện với con".

"Sắp tới là phải đăng ký chọn ngành vô đại học rồi nhưng hỏi kiểu gì con tui cũng không chịu nói. Nó bảo con đã chọn được ngành rồi, ba má đừng lo. Hôm trước tui hỏi đứa bạn cùng lớp của con thì biết con bé muốn chọn ngành kỹ thuật ô tô. Con gái học ngành đó có phù hợp không, ra trường nó làm việc chi?", bà Hạnh lo lắng.

Ai làm cha mẹ cũng mong muốn con mình thành đạt, nhưng nhiều người đã mắc sai lầm khi thay con định đoạt mọi chuyện. Cha mẹ thường nghĩ mình là người đi trước, từng trải nên sẽ hiểu điều nào tốt hơn và quên một việc quan trọng rằng con mình có thật sự yêu thích điều đó hay không?

Thuyết phục cha mẹ thế nào?

Theo các chuyên gia, những học sinh giỏi vẫn còn định vị mình theo ngành tốp, ngành có vị thế, có đẳng cấp mà chưa thật sự lắng nghe mình.

Để thuyết phục được bố mẹ, ngoài việc tham khảo thêm ý kiến nhiều người xung quanh (thầy cô, bạn bè), học sinh cũng cần thử khảo sát xem mình hợp ngành nghề nào.

Sau đó mới có đủ thông tin để trình bày lý do chính đáng vì sao mình chọn nghề đó, triển vọng nghề đó như thế nào... để thuyết phục cha mẹ.

Dẫn đường thay vì cầm tay khi cùng con chọn ngành 

GS.TS Huỳnh Văn Sơn - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho hay thực tế nhiều học sinh vẫn còn bị sức ép từ gia đình khi chọn ngành nghề.

Theo TS tâm lý Đinh Phương Duy, không phải lúc nào cha mẹ và con cái cũng dễ dàng có tiếng nói chung khi chọn nghề vào đời.

Và giải quyết "xung đột" này giữa cha mẹ và con cái như thế nào cũng là mối bận tâm của nhiều gia đình. Làm sao để giải tỏa mâu thuẫn chọn ngành nghề giữa con cái và cha mẹ?

Ông Duy cho rằng: "Việc chọn lựa ngành nghề là việc của chính các con. Mặc dù cha mẹ lúc nào cũng muốn điều tốt cho con mình, nhưng nếu mong muốn của người thân và ước mơ của mình không trùng khớp nhau thì chính các em phải quyết định.

Phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của các con. Phụ huynh đóng vai trò tư vấn, tạo điều kiện cho các con bộc lộ mong muốn ước mơ của mình".

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng trong quá trình chọn nghề, chọn trường, học sinh bị tác động rất nhiều từ bên ngoài.

"Khi các bạn trẻ chọn ngành nghề, trước hết vì đam mê của bản thân và phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Do đó, phụ huynh cố gắng giúp con em hạn chế việc "nhiễu thông tin" khi chọn ngành. Nên chọn ngành nghề phù hợp sở trường và có khả năng trúng tuyển.

Phụ huynh cần cố gắng gần gũi với con để con bộc lộ mong muốn của mình. Từ đó, phụ huynh qua hiểu biết của mình có thể xem xét ngành nào phù hợp kinh nghiệm sống, điều kiện kinh tế và sức học phù hợp với loại hình công việc nào.

Đôi khi học sinh có tiềm năng nhưng chưa bộc lộ. Do đó có thể tìm hiểu qua các bài kiểm tra trắc nghiệm sở thích. Từ đó phụ huynh có thể định hướng được ngành nghề phù hợp", ông Hạ nói.

Tránh ba sai lầm khi chọn ngành

TS Đinh Phương Duy cho rằng sai lầm mà học sinh thường gặp trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề gồm:

Thứ nhất, học sinh không biết lượng sức mình, không biết mình là ai, không nắm được khả năng thật sự của mình, nhiều bạn ảo tưởng về bản thân.

Thứ hai, học sinh không có chính kiến, bị tác động bởi bạn bè, trào lưu...

Thứ ba, học sinh không xác định được mục tiêu rõ ràng rằng mình sẽ trở thành một người như thế nào.

Hàng chục ngành học mới ở các trường đại học năm 2023

Kỳ tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành học mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và mong muốn của người học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar