15/06/2020 09:03 GMT+7

Cho trẻ chơi điện tử để... giáo dục

HARRI HAKALA  (người Phần Lan sống ở Na Uy) -  HỒNG VÂN ghi
HARRI HAKALA (người Phần Lan sống ở Na Uy) - HỒNG VÂN ghi

TTO - Anh Harri Hakala - người Phần Lan sống ở Na Uy - chia sẻ câu chuyện các trường học tại Na Uy kiểm soát việc học sinh chơi trò chơi điện tử ra sao.

Cho trẻ chơi điện tử để... giáo dục - Ảnh 1.

Nhiều trò chơi game online cuốn hút trẻ nhỏ - Ảnh: New York Times

Năm 2011, Na Uy từng rúng động bởi một sát thủ máu lạnh lên kế hoạch chi tiết giết chết 77 mạng người. Nhân cách và tư tưởng của sát thủ này rất phức tạp, nhưng có một điều khiến người dân Na Uy bàng hoàng lúc ấy là hắn đã tập luyện cho vụ thảm sát thực sự của mình bằng trò chơi điện tử về chiến tranh như World of Warcraft và Modern Warfare 2.

Sau vụ việc kinh hoàng, người ta bàn bạc rất nhiều về việc kiểm soát trò chơi điện tử nhưng theo chỗ tôi biết, tất cả chỉ dừng ở việc bàn bạc mà không đi đến hành động quyết liệt. Rất khó để chứng minh trò chơi điện tử tự nó là độc hại hay chỉ có hại khi bị những người chơi bệnh hoạn, điên rồ lạm dụng.

Cách kiểm soát phổ biến là gắn cảnh báo độ tuổi với trò chơi, như chỉ cho người trên 18 tuổi, nhưng tôi cho rằng một nhãn cảnh báo đơn giản như vậy là không đủ sức để kiểm soát người chơi.

Dù các vụ bạo lực mà thủ phạm lấy cảm hứng hay lẫn lộn giữa đời thực và trò chơi điện tử, nhưng Na Uy không có chủ trương hạn chế hay cấm trò chơi điện tử. Thay vào đó, họ chủ trương giáo dục người chơi. Tôi cho rằng đây là một cách tiếp cận đúng đắn vì thử thách, cạm bẫy trong xã hội hay cuộc đời chúng ta rất nhiều và chúng xuất hiện ngoài ý chí của chúng ta bất chấp các biện pháp cấm đoán. 

Vì vậy, trang bị cho trẻ triết lý, thái độ và cách phản ứng tình huống sẽ thích hợp hơn là lệnh cấm.

“Nếu để trẻ tự đi lạc trong thế giới trò chơi điện tử, hậu quả đáng tiếc có thể là điều chúng ta phải chịu một phần trách nhiệm.
Harri Hakala

Cách tiếp cận này cũng giống như giáo dục giới tính, chúng ta không giấu nhẹm, cũng không khuyến khích, mà cho các em kiến thức để chọn lựa hành động của mình sao cho tốt nhất.

Ở vùng Kautokeino, Na Uy - nơi tôi đang sống, một số trường cấp 2 và cả cấp 3 chủ động cho học sinh chơi trò chơi điện tử và thảo luận với các em về thông điệp của trò chơi, cảm giác của mình khi chơi và cách một người trưởng thành nên hành động hay phản ứng trước các trò chơi này.

Ý nghĩa của việc cho chơi để giáo dục này là làm cho học sinh hiểu rằng trò chơi có thể kiểm soát chúng ta và mỗi người cần biết cách phản ứng đúng. Mong đợi của nhà trường là học sinh biết điều gì đang xảy ra với mình, khi nào thì các em bị trò chơi điện tử kiểm soát.

Các phụ huynh cần nhớ nhà trường không để các em tự do chơi điện tử, ở nhà gia đình cũng không để các em làm vậy, mà là cùng chơi và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chính qua những trao đổi như những người bạn sẽ giúp trẻ hiểu hơn về trò chơi mà chúng tham gia. Cách giáo dục này cần thời gian, sự đồng hành, nỗ lực của cha mẹ, nhà giáo dục. Nếu để trẻ tự đi lạc trong thế giới trò chơi điện tử, hậu quả đáng tiếc có thể là điều chúng ta phải chịu một phần trách nhiệm.

Chơi game không phải lúc nào cũng hại

Chơi game có nhiều lợi ích đã được khoa học chứng minh bao gồm: giảm căng thẳng, phát triển não bộ, tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, giúp người chơi quyết đoán hơn, tạo sự gắn kết, tính phối hợp trong cộng đồng. Nhiều game có tính giáo dục, giúp người chơi biết thêm kiến thức về lịch sử, kiến trúc, âm nhạc…

Các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng tốc độ nhanh, liên tục, bất ngờ của những trò chơi điện tử dạng hành động có thể huấn luyện cho chúng ta cách tìm kiếm và xác định đối tượng trong môi trường, xây dựng kỹ năng siêu nhận thức, một kỹ năng quan trọng liên quan đến tự tư duy từ kiến thức của mình.

Game hành động đòi hỏi người chơi ra quyết định dựa trên rất nhiều thông tin gây nhiễu, chiến lược đúc kết từ những quy tắc lặp đi lặp lại dường như giúp người chơi học kỹ năng mới nhanh và hiệu quả hơn. Khả năng này có thể được giải thích là người chơi có khả năng lọc những chi tiết nhiễu và xác định những thông tin dẫn tới mục tiêu. Kỹ năng này rất quan trọng và giúp học sinh, sinh viên xác định mục tiêu của mình để tập trung sự chú ý, tối đa hóa hiệu quả học tập.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm, người chơi game hành động có thể hành động nhanh hơn mà không giảm độ chính xác so với những người chơi game không hành động. Ngoài ra, họ đưa ra nhiều quyết định đúng trong cùng một thời gian so với những người chơi game không hành động.

Những trò chơi nhập vai, có các pha hành động cường độ cao có thể cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Những nhiệm vụ đòi hỏi sự chính xác, nhanh nhạy giúp sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên người chơi khi chơi các môn thể thao ngoài trời, hay xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế hằng ngày.

HỒNG VÂN tổng hợp

Phát hoảng khi con hỏi 'mẹ đang nấu cơm thật hay trong game vậy?'

TTO - Khi biết con nghiện game online, nhiều phụ huynh tìm mọi cách "cắt cơn" thì đã muộn. Bị cấm đột ngột, nhiều em mất kiểm soát, đánh cả cha, mẹ, thầy cô, không ít trường hợp đã ở giai đoạn rối loạn tâm thần.

HARRI HAKALA (người Phần Lan sống ở Na Uy) - HỒNG VÂN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Nhiều bạn đọc tranh luận trước đề xuất bỏ hình phạt tử hình một số tội danh

Đề xuất bỏ tử hình với một số tội danh như làm thuốc giả, vận chuyển trái phép chất ma túy... đang có nhiều ý kiến trái chiều từ bạn đọc.

Nhiều bạn đọc tranh luận trước đề xuất bỏ hình phạt tử hình một số tội danh

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 12.394m² nhưng hộ nông dân ở Tân Phú (Đồng Nai) chưa được hỗ trợ và phải làm xác nhận nông dân.

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Sao phải đi gần 2.000km đến Hà Giang ‘học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục’?

Từ chuyện một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục', hàng loạt câu hỏi được đặt ra.

Sao phải đi gần 2.000km đến Hà Giang ‘học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục’?

Nữ sinh mất tích sau khi rời nhà, có lên xe khách ra hướng Bắc?

Tại Quảng Bình, người thân và cơ quan chức năng đang tìm kiếm một nữ sinh mất tích sau khi rời khỏi nhà bằng xe đạp điện từ chiều 19-5. Người dân phát hiện nữ sinh có lên một chiếc xe khách ra hướng Bắc.

Nữ sinh mất tích sau khi rời nhà, có lên xe khách ra hướng Bắc?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar