12/06/2020 17:52 GMT+7

Học trò chơi game: đủ loại nhập vai, sinh tồn, cung đấu

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Vừa sáp vào một quán cà phê, hai cô học trò Ngân, Nhi dù chưa từng biết nhau ngay lập tức giao lưu game, khi Nhi thấy màn hình của Ngân hiện trò chơi P. mà cô cũng đang chơi.

Học trò chơi game: đủ loại nhập vai, sinh tồn, cung đấu - Ảnh 1.

Game đã là một phần không thể thiếu đối với học trò - Ảnh: VŨ THỦY

Bạn cùng lớp, bạn chơi game

Ngân 16 tuổi, học lớp 10; Nhi 17 tuổi, học lớp 11. Đi cùng với Ngân là Phát - một cậu bạn cùng lớp và cũng là bạn chung team của Nhi trong rất nhiều game chiến đấu.

"Đây là một game bắn súng, game chiến đấu", Ngân vừa chơi vừa giới thiệu. Trong game, các em chơi solo (một mình), lập team từ 2-4 người vào vai xạ thủ, cùng với 99 người chơi của các team khác nhảy dù xuống một hòn đảo và chiến đấu, hạ gục lẫn nhau để trở thành người sống sót cuối cùng.

"Game này kịch tính lắm. Hình ảnh thật như ở ngoài vậy đó. Tụi em thích chơi game vì được làm những điều mà ngoài đời mình không thể làm được, được nói chuyện với nhiều bạn bè", Ngân kể.

Cuộc nói chuyện có 3 học trò rất sôi nổi khi nhắc đến game. "Em hay chơi với các bạn trong lớp. Ngày nào cũng khoảng 19h - 20h là rủ nhau lập team, chơi khoảng 2 tiếng. Lớp em ai cũng chơi game hết, không game này thì game kia, cả trai lẫn gái", Nhi chia sẻ trong khi vẫn miệt mài "vác" khẩu súng trường bắn đì đùng trong game.

Trong điện thoại của Ngân, Phát, Nhi đều có rất nhiều tựa game, game online (chơi trực tuyến), game offline (ngoại tuyến) đều có. Điện thoại của Ngân - cô nữ sinh có vẻ ngoài e thẹn dịu dàng - có đến khoảng chục tựa.

Từ những game nhập vai kinh dị như Gr. - trong vai một người đàn ông thức dậy trong một căn nhà hoang và bị rượt đuổi bởi một con ma với cây gậy bóng chày, đến những game "đánh đấm".

"Hầu hết các game đều có bản mobile chơi trên điện thoại. Mấy game này nặng nên thường em chỉ để vài game, chán thì lại đổi", Phát kể.

Trong Liên minh..., Phát là một vị tướng được tạo hình ấn tượng với nhiều skill (kỹ năng) như đấm, bắn, phóng điện… để triệt hạ đối thủ. Cậu cùng với đội của mình chiến đấu "phá nhà" của đối thủ. Đội nào phá nhà đối thủ trước sẽ giành chiến thắng.

"Game đó em chơi 2 năm nay rồi, cũng hơi chán. Giờ em đang chơi Tỷ muội..., là game cung đấu. Nếu chị coi phim Diên Hy công lược là chị hiểu ngay", Phát kể.

Trong game, cậu vào vai một học sĩ trong bối cảnh cung đình ngày xưa. "Trong game mình làm được những thứ mà ở ngoài đời mình không làm được, như là chơi đàn cổ cầm, uống trà, thưởng hoa giống như vua chúa hồi xưa, biến hóa, đánh kiếm… hiểu thêm về nền văn hóa cung đình ngày xưa", Phát chia sẻ.

"Tự kiểm soát" mong manh của tuổi học trò

Cả Phát, Nhi, Ngân đều cho rằng mình "chơi game có kiểm soát", chán game này chơi game kia. "Em chơi từ hồi học lớp 4, hay mượn điện thoại chơi mấy game nhỏ nhỏ. Có điện thoại riêng thì mới chơi online. Giờ tụi em chơi hàng ngày, nhưng không phải chơi game quên học hành", Phát bày tỏ.

Nhưng dường như sự kiểm soát với game đối với học trò cũng rất mong manh. Năm nay lẽ ra đã tốt nghiệp cấp 3, nhưng Tuấn đã học lại hai năm một lớp và đang cùng học lớp 11 như cậu em út trong nhà.

Sự lơ đễnh học hành của Tuấn được mẹ và cô giáo miêu tả là do "nghiện game" khi cậu bé tiếp xúc điện thoại từ rất sớm.

"Em chơi từ hồi tiểu học, chắc cũng gọi là nghiện", Tuấn trả lời rất ngắn, người đối diện có thể nhận ra sự miễn cưỡng và lầm lì của em. Khi thoải mái hơn, Tuấn kể em đang chơi một game bắn súng giống như đột kích.

Đây là "lịch sử" chơi game của Tuấn được em kể lại: lớp 4 được các bạn hàng xóm lớp trên rủ chơi một vài game như D., lớp 7 bắt đầu chơi Liên minh...  cho đến tận năm ngoái (5-6 năm) và giờ là game bắn súng.

Nói chuyện nhiều hơn về gia đình, Tuấn bảo ở nhà cả chị hai và em trai nhỏ tuổi hơn đều chơi game nhưng "em trai học giỏi hơn". Em thương ba và... ghét mẹ, "vì mẹ hay la mắng và đánh em".

Em trai chơi Liên minh... Tuấn biết em nhiều lần cũng trốn học thêm để đi chơi. Thế nên Tuấn nói rằng chuyện học không tốt là do bẩm sinh chứ không phải do game. 

Ông Lương Dũng Nhân, giám đốc đào tạo, huấn luyện Trung tâm đào tạo tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương ATY:

Cha mẹ chỉ có vế "dạy bảo" mà không có vế "giúp đỡ"

Thế giới hiện đại ngày nay có rất nhiều điều hấp dẫn, cả tốt lẫn xấu, nhưng suy nghĩ cũng như cảm xúc của các bạn thanh thiếu niên - độ tuổi mà phần não bộ liên quan tới làm chủ cảm xúc và kiểm soát xung động chưa phát triển hoàn thiện - dễ dàng bị thu hút hơn người lớn.

Yếu tố cốt lõi cần có cho các bạn chính là sự cân bằng, mà tôi tạm gọi là "cân bằng đa cực". Để tránh sa ngã vào những giá trị xấu, một bạn trẻ có nhu cầu được công nhận, được tỏa sáng, được trân trọng, được thông cảm, yêu thương và một môi trường để thích nghi, tiến bộ với những thách thức vừa đúng mức có thể vượt qua.

Trước đây, tất cả môi trường đó đều chỉ có thể tồn tại ở thế giới thực: gia đình, các nhóm bạn thân, câu lạc bộ, nhóm chơi thể thao, nghệ thuật…. Nhưng với thế giới ảo vô cùng tiện lợi, các giá trị bắt đầu đan xen nhau, thậm chí những giá trị ảo lấn át dần giá trị thật. Nhiều cuộc nói chuyện của học trò là về nhân vật trong game, thành tích trong game…

Người lớn ngày nay cần chủ động hơn trong việc tạo ra các môi trường đa dạng cho con từ nhỏ, không đóng kín con trong 4 bức tường nhà và chiếc máy tính. Khi đó, lực kéo đa chiều từ các môi trường khác nhau sẽ cân bằng được với lực kéo của thế giới ảo. Đó là lý do các mô hình đào tạo, huấn luyện về cảm xúc có chỗ đứng rất quan trọng trong các nền giáo dục lớn, bên cạnh giáo dục kiến thức.

Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý khoảng thời gian quan trọng dành cho con: thời gian giúp đỡ và thời gian dạy bảo. Nhiều cha mẹ hiện nay chỉ có dạy bảo nghiêm khắc, thoả mãn nhu cầu là chính chứ không có sự đồng hành và giúp đỡ kỳ công.

Có trẻ nghiện game đòi giết cha mẹ mỗi khi cha mẹ cất máy tính

TTO - Game online có nội dung bạo lực là mối nguy bên cạnh trẻ. Có trẻ nghiện game, mỗi khi cha mẹ cất máy tính bảng là cháu đòi giết cha mẹ, phụ huynh đã phải tìm đến bác sĩ tâm lý để chữa trong một thời gian dài.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar