08/12/2011 09:53 GMT+7

Chợ Tây ở Hà Nội

KIM OANH - LÊ CHUẨN
KIM OANH - LÊ CHUẨN

TT - Phiên chợ lạ này chỉ mở trong khoảng ba giờ (9g-12g) vào sáng thứ bảy hằng tuần và nằm gọn trong một con hẻm trên đường Tô Ngọc Vân, Q.Tây Hồ, Hà Nội. Người bán và mua chủ yếu là người nước ngoài.

Phóng to
Khách hàng đến chợ vừa mua đồ vừa để chia sẻ với nhau - Ảnh: LÊ CHUẨN

Chợ Tây là sự kết hợp độc đáo của một phiên chợ Việt với các mặt hàng phù hợp với ẩm thực châu Âu. Có khoảng 20 quầy hàng đủ loại từ thực phẩm (rau, thịt gà, trứng, bánh mì) đến rượu, bia, trà, mật ong và hàng lưu niệm cũ, mới. Các quầy hàng được xếp gọn gàng, bắt mắt để người mua tiện tìm.

Anh Alain Fioruci - chủ quầy hàng mật ong, một trong những chủ quầy hàng đầu tiên của chợ - cho biết chợ được thành lập năm 2009, xuất phát từ ý tưởng mô phỏng phiên chợ cuối tuần ở châu Âu của Patrice Gautier, một người đàn ông gốc Pháp. Với mong muốn đưa ra những thực phẩm ngon, sạch, phù hợp với văn hóa ẩm thực của người châu Âu, Patrice Gautier đã kêu gọi các công ty thực phẩm tại VN mở gian hàng.

Thực phẩm ở đây đều phải có xuất xứ rõ ràng và niêm yết giá trên sản phẩm. Đó là điều thuận lợi cho những người nước ngoài khi họ chưa quen nói tiếng Việt và ngại trả giá. Chị Camilla đến từ Đan Mạch tâm sự: “Tuần nào gia đình tôi cũng đến khu chợ này để mua đồ ăn cho cả tuần tới. Thực phẩm ở đây không chỉ sạch mà còn rất ngon, giá cả lại phù hợp”.

Quầy bán đồ trẻ em luôn thu hút sự chú ý không chỉ của những em nhỏ mà còn cả bố mẹ chúng. Những món đồ thổ cẩm, thủ công như thú nhồi bông, khăn bông có in hình các danh nhân lịch sử VN luôn là lựa chọn số một của các gia đình.

Chợ Tây cuối tuần còn có một số gian hàng từ thiện do nhóm phụ nữ người Pháp lập nên để quyên góp cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Hà Nội. Rất nhiều người nước ngoài đã đến gửi những bộ quần áo cũ của mình cho gian hàng như một nghĩa cử đẹp.

“Chúng tôi rất thích không khí của khu chợ. Nó giống như một bữa tiệc nhỏ. Chúng tôi có thể mua sắm và chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống” - nhiều khách nước ngoài nhận xét.

Nhiều khách VN cũng đến để tham quan, mua sắm hay giao lưu dịp cuối tuần với các khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau: Pháp, Canada, Anh, Đan Mạch... Thùy Linh, sinh viên Trường ĐH Thương mại, nói: “Đây là lần đầu tiên mình đến chợ Tây cuối tuần. Mình thấy khu chợ này thật thú vị. Có rất nhiều sản phẩm lạ mắt và người bán hàng cũng rất thân thiện. Điều đặc biệt là nó giống một nơi gặp gỡ giao lưu thân tình hơn”.

KIM OANH - LÊ CHUẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 2: Tham vọng Kinh thành phồn hoa đô hội

Khơi sông, xây cầu và xây dựng hàng trăm nhà phố, lệnh cho dân kinh doanh khắp xứ về Kinh thành buôn bán. Vua Minh Mạng có tham vọng biến sông Vua thành nơi tấp nập ghe thuyền, Kinh thành là nơi phố thị sầm uất…

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 2: Tham vọng Kinh thành phồn hoa đô hội

Tận diệt cá dưới chân cầu Long Biên

Luật Thủy sản nghiêm cấm các hành vi như dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản, nhưng ghi nhận của Tuổi Trẻ tại một khúc sông Hồng dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội), những chiếc thuyền gắn thêm động cơ vẫn lén lút kích điện bắt cá.

Tận diệt cá dưới chân cầu Long Biên

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar